Tổ chức đánh giá độc lập về Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam thực hiện đánh giá định kỳ bao nhiêu tháng một lần?

Cho hỏi tổ chức đánh giá độc lập về Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam thực hiện đánh giá định kỳ bao nhiêu tháng một lần? Việc đánh giá sẽ được thực hiện dựa trên những nội dung nào? Câu hỏi của anh Quý từ Bình Định

Việc xác định tổ chức đánh giá độc lập về Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam cần dựa trên những tiêu chí nào?

Căn cứ Điều 22 Nghị định 102/2020/NĐ-CP quy định về tiêu chí để xác định tổ chức đánh giá độc lập như sau:

Tiêu chí xác định tổ chức đánh giá độc lập
1. Tổ chức đánh giá độc lập có tư cách pháp nhân tại Việt Nam.
2. Không tham gia hoạt động nhập khẩu, chế biến và xuất khẩu gỗ hoặc quá trình xây dựng văn bản pháp luật trong lĩnh vực Lâm nghiệp; không tham gia vào các hoạt động quản lý rừng và buôn bán gỗ.
3. Có hệ thống kiểm soát chất lượng theo quy định của ISO 17021 hoặc tương đương.
4. Có nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu chuyên môn và kinh nghiệm về kiểm toán và đánh giá trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ, sử dụng rừng; chế biến và thương mại lâm sản.
5. Không có quan hệ về lợi ích với các tổ chức, cá nhân nhập khẩu, chế biến và xuất khẩu gỗ hoặc cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực Lâm nghiệp.
6. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham vấn tổ chức quy định trong Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên chỉ định tổ chức đánh giá độc lập. Trình tự, thủ tục chỉ định tổ chức đánh giá độc lập thực hiện theo các quy định của pháp luật về đấu thầu.

Để xác định tổ chức đánh giá độc lập về Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam thì có thể dựa trên một số tiêu chí như tư cách pháp nhân của tổ chức; tổ chức cóhệ thống kiểm soát chất lượng theo quy định của ISO 17021 hoặc tương đương hay không;...và một số tiêu chí khác theo quy định nêu trên.

Tổ chức đánh giá độc lập về Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam thực hiện đánh giá định kỳ bao nhiêu tháng một lần?

Tổ chức đánh giá độc lập về Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam thực hiện đánh giá định kỳ bao nhiêu tháng một lần? (Hình từ Internet)

Tổ chức đánh giá độc lập về Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam thực hiện đánh giá định kỳ bao nhiêu tháng một lần?

Căn cứ Điều 24 Nghị định 102/2020/NĐ-CP quy định về kỳ đánh giá như sau:

Phương pháp, kỳ đánh giá và chế độ báo cáo
1. Phương pháp đánh giá: Thực hiện theo các tiêu chuẩn quốc gia ISO 19011, ISO 17021 hoặc tương đương do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và tổ chức được quy định trong Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên quyết định.
2. Kỳ đánh giá: 06 tháng một lần trong năm đầu tiên thực hiện cấp giấy phép FLEGT; 12 tháng một lần cho hai năm tiếp theo. Sau 03 năm thực hiện cấp giấy phép FLEGT, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với tổ chức được quy định trong Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên xác định kỳ đánh giá trong những năm tiếp theo.
3. Chế độ báo cáo: Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ đánh giá, tổ chức đánh giá độc lập gửi báo cáo tới Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và tổ chức được quy định trong Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Dẫn chiếu Điều 3 Nghị định 102/2020/NĐ-CP định nghĩa về giấy phép FLEGT như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
2. Giấy phép FLEGT là văn bản do Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam cấp để xuất khẩu; tạm nhập, tái xuất lô hàng gỗ (trừ lô hàng sản xuất từ gỗ sau xử lý tịch thu) sang Liên minh châu Âu (sau đây viết tắt là EU) theo các quy định tại Nghị định này, Hiệp định Đối tác tự nguyện giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên minh châu Âu về thực thi Luật Lâm nghiệp, Quản trị rừng và Thương mại lâm sản (sau đây viết tắt là VPA/FLEGT) và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
...

Theo quy định trên thì, tổ chức đánh giá độc lập về Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam sẽ tiến hành đánh giá tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép FLEGT 06 tháng một lần trong năm đầu tiên thực hiện cấp giấy phép FLEGT; 12 tháng một lần cho hai năm tiếp theo.

Sau 03 năm thực hiện cấp giấy phép FLEGT, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với tổ chức được quy định trong Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên xác định kỳ đánh giá trong những năm tiếp theo.

Chú thích: Giấy phép FLEGT là văn bản do Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam cấp để xuất khẩu; tạm nhập, tái xuất lô hàng gỗ (trừ lô hàng sản xuất từ gỗ sau xử lý tịch thu) sang Liên minh châu Âu.

Tổ chức đánh giá độc lập Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam tiến hành đánh giá dựa trên những nội dung nào?

Theo Điều 23 Nghị định 102/2020/NĐ-CP thì tổ chức đánh giá độc lập về gỗ tại Việt Nam tính hành đánh giá dựa trên những nội dung sau:

(1) Tổ chức đánh giá việc thực hiện của Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam; hoạt động kiểm soát chuỗi cung ứng gỗ, quản lý dữ liệu và phân loại doanh nghiệp và xác nhận gỗ xuất khẩu.

(2) Thực hiện đánh giá việc cấp giấy phép FLEGT.

(3) Đánh giá khó khăn, vướng mắc của tổ chức, cá nhân trong quá trình tổ chức thực hiện Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.

(4) Đánh giá nội dung khác do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và tổ chức được quy định trong Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên quyết định.

(5) Thực hiện đánh giá đối với khung đánh giá do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và tổ chức được quy định trong Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên quyết định.

Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Chế độ báo cáo đối với tổ chức đánh giá độc lập về Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam như thế nào?
Pháp luật
Tổ chức đánh giá độc lập có tư cách pháp nhân không? phương pháp đánh giá trong Hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp như thế nào?
Pháp luật
Tổ chức đánh giá độc lập về Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam thực hiện đánh giá định kỳ bao nhiêu tháng một lần?
Pháp luật
Tiêu chí xác định tổ chức đánh giá độc lập gỗ hợp pháp Việt Nam là gì? Nội dung đánh giá độc lập gỗ hợp pháp Việt Nam là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam
995 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào