Tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp đồng thời là đại diện cho các bên tranh chấp với nhau về quyền sở hữu công nghiệp thì có bị phạt không?
- Tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp đồng thời là đại diện cho các bên tranh chấp với nhau về quyền sở hữu công nghiệp thì có bị phạt không?
- Thanh tra viên thuộc Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ có quyền xử phạt tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp đồng thời là đại diện cho các bên tranh chấp với nhau về quyền sở hữu công nghiệp không?
- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp đồng thời là đại diện cho các bên tranh chấp với nhau về quyền sở hữu công nghiệp là bao lâu?
Tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp đồng thời là đại diện cho các bên tranh chấp với nhau về quyền sở hữu công nghiệp thì có bị phạt không?
Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 7 Nghị định 99/2013/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm b khoản 7 Điều 1 Nghị định 126/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về đại diện sở hữu công nghiệp
...
2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Đồng thời là đại diện cho các bên tranh chấp với nhau về quyền sở hữu công nghiệp;
b) Rút đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ, tuyên bố từ bỏ bảo hộ, rút đơn khiếu nại hoặc thực hiện các hành vi khác trong xác lập quyền sở hữu công nghiệp mà không được phép của bên ủy quyền đại diện;
c) Không thông báo, cung cấp nội dung yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác lập, giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm về sở hữu công nghiệp cho bên ủy quyền đại diện;
d) Không giao văn bằng bảo hộ, tài liệu chứng minh quyền sở hữu công nghiệp, giấy chứng nhận và các quyết định khác cho bên ủy quyền đại diện trong thời hạn do pháp luật quy định mà không có lý do chính đáng;
đ) Không thực hiện và không trả lời nội dung yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về xác lập, giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm về sở hữu công nghiệp mà không có lý do chính đáng;
e) Sửa chữa, làm sai lệch nội dung chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp;
g) Cố ý tư vấn, thông báo sai về các quy định của pháp luật về sở hữu công nghiệp, thông tin hoạt động sở hữu công nghiệp;
h) Cố ý cản trở việc xác lập, thực hiện và bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp gây thiệt hại cho người có quyền và lợi ích liên quan;
i) Từ bỏ hoạt động dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp khi chưa tiến hành chuyển giao một cách hợp pháp công việc đại diện chưa hoàn tất cho tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp khác.
...
Theo khoản 1 Điều 2 Nghị định 99/2013/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:
Quy định về mức phạt tiền tối đa, thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân, tổ chức
1. Mức phạt tiền đối với các hành vi quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân. Mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân là 250.000.000 đồng.
Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. Mức phạt tiền tối đa đối với tổ chức là 500.000.000 đồng.
...
Theo quy định trên, tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp đồng thời là đại diện cho các bên tranh chấp với nhau về quyền sở hữu công nghiệp có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng.
Sở hữu công nghiệp (Hình từ Internet)
Thanh tra viên thuộc Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ có quyền xử phạt tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp đồng thời là đại diện cho các bên tranh chấp với nhau về quyền sở hữu công nghiệp không?
Theo khoản 1 Điều 15 Nghị định 99/2013/NĐ-CP quy định về thẩm quyền xử phạt như sau:
Thẩm quyền xử phạt
1. Thanh tra Khoa học và Công nghệ có thẩm quyền xử phạt các hành vi vi phạm quy định tại Chương II của Nghị định này.
...
Căn cứ khoản 1 Điều 16 Nghị định 99/2013/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm a khoản 14 Điều 1 Nghị định 126/2021/NĐ-CP quy định về thẩm quyền của thanh tra viên thuộc Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ như sau:
Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra Khoa học và Công nghệ
1. Thanh tra viên thuộc Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ, Thanh tra Sở Khoa học và Công nghệ đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 1.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm d Khoản 3 Điều 3 của Nghị định này.
...
Theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định 99/2013/NĐ-CP về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Quy định về mức phạt tiền tối đa, thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân, tổ chức
...
2. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của những người được quy định tại các Điều từ 16 đến 21 của Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt đối với tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân.
Theo đó, Thanh tra viên thuộc Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp với mức phạt tiền cao nhất là 500.000 đồng đối với cá nhân, và cao nhất là 1.000.000 đồng đối với tổ chức.
Do tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp đồng thời là đại diện cho các bên tranh chấp với nhau về quyền sở hữu công nghiệp có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền cao nhất là 60.000.000 đồng nên Thanh tra viên thuộc Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ không có quyền xử phạt tổ chức này.
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp đồng thời là đại diện cho các bên tranh chấp với nhau về quyền sở hữu công nghiệp là bao lâu?
Theo điểm a khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, được sửa đổi bởi điểm a khoản 4 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
a) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau đây:
Vi phạm hành chính về kế toán; hóa đơn; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; thủy sản; lâm nghiệp; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.
Vi phạm hành chính về thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về quản lý thuế;
...
Như vậy, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp đồng thời là đại diện cho các bên tranh chấp với nhau về quyền sở hữu công nghiệp là 02 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo tổng kết công tác công đoàn cơ sở giáo dục mới nhất? Mức đóng và căn cứ đóng kinh phí công đoàn?
- Mở bài chung cho tất cả các tác phẩm hay, chọn lọc nhất? Tác phẩm nào phải có trong chương trình GDPT 2018 của môn ngữ văn?
- Người đi tù về đã được Tòa án xóa án tích thì có được tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở không?
- Nhà nước có chính sách ưu tiên chuyển giao công nghệ cao đối với hoạt động chuyển giao công nghệ không?
- Tổ chức thanh niên có bao gồm Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam? Nhiệm kỳ Đại hội Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam là mấy năm?