Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt có phải niêm yết công khai phí dịch vụ thanh toán không?
- Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt có phải niêm yết công khai phí dịch vụ thanh toán không?
- Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt thu phí dịch vụ thanh toán không đúng mức phí đã công bố cá nhân sử dụng dịch vụ thanh toán được yêu cầu bồi thường thiệt hại không?
- Trong hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt Ngân hàng Nhà nước có phải giám sát sự vận hành của các hệ thống thanh toán trong nền kinh tế không?
Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt có phải niêm yết công khai phí dịch vụ thanh toán không?
Đối chiếu với quy định tại Điều 16 Thông tư 46/2014/TT-NHNN về nghĩa vụ của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt:
Theo đó, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt phải có nghĩa vụ trong việc niêm yết công khai phí dịch vụ thanh toán.
Lưu ý: ngoài trách nhiệm niêm yết công khai phí dịch vụ thanh toán tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt còn phải có những nghĩa vụ sau:
- Thông báo và hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán mà mình cung cấp;
+ Trả lời hoặc xử lý kịp thời các thắc mắc, khiếu nại của tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ thanh toán trong phạm vi nghĩa vụ và quyền hạn của mình.
- Thực hiện giao dịch thanh toán kịp thời, an toàn, chính xác theo thỏa thuận với tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ thanh toán.
- Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán có trách nhiệm trong việc
+ Điều chỉnh kịp thời nhầm lẫn, sai sót của giao dịch thanh toán trong trường hợp thực hiện không đúng yêu cầu theo lệnh thanh toán của tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ thanh toán;
+ Phối hợp với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán có liên quan để thu hồi số tiền chuyển nhầm, chuyển thừa khi thực hiện các giao dịch thanh toán theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phải tuân thủ đúng quy định của pháp luật về giao dịch điện tử và về đảm bảo an toàn, bảo mật, quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng.
- Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán có nghĩa vụ:
+ Thông báo, cảnh báo để khách hàng nhận biết và phòng tránh những rủi ro khi sử dụng dịch vụ thanh toán và tuân thủ đúng nội dung tại văn bản thỏa thuận đã ký kết với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán;
+ Hướng dẫn tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ thanh toán về nghĩa vụ tự bảo mật thông tin tài khoản, các yếu tố định danh khác và các phương tiện điện tử dùng trong thanh toán, tránh bị lợi dụng, lừa đảo, gian lận.
- Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phải thực hiện những biện pháp sau:
+ Nhận biết khách hàng;
+ Kiểm soát, phát hiện, báo cáo giao dịch có giá trị lớn, giao dịch chuyển tiền điện tử, giao dịch đáng ngờ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật phòng chống, rửa tiền và các quy định pháp luật khác có liên quan.
- Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do lỗi của mình theo quy định của pháp luật.
- Trách nhiệm phối hợp tra soát giữa các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán:
Các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán có trách nhiệm phối hợp để xử lý kịp thời các yêu cầu tra soát trong thanh toán ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu: trong vòng 01 ngày làm việc bên nhận yêu cầu tra soát phải trả lời kết quả tra soát cho bên yêu cầu tra soát.
- Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt có phải niêm yết công khai phí dịch vụ thanh toán không? (Hình từ Internet)
Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt thu phí dịch vụ thanh toán không đúng mức phí đã công bố cá nhân sử dụng dịch vụ thanh toán được yêu cầu bồi thường thiệt hại không?
Đối chiếu với quy định tại khoản 4 Điều 13 Thông tư 46/2014/TT-NHNN thì cá nhân sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt được khiếu nại và yêu cầu tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán bồi thường thiệt hại khi tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán:
- Thực hiện giao dịch thanh toán chậm so với thỏa thuận,
- Không thực hiện giao dịch thanh toán hoặc
- Thực hiện giao dịch thanh toán không khớp đúng với lệnh thanh toán,
- Thu phí dịch vụ thanh toán không đúng loại phí hoặc mức phí mà tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán đã công bố và các vi phạm khác trong thỏa thuận.
Hay nói cách khác, trong trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt thu phí dịch vụ thanh toán không đúng mức phí đã công bố thì cá nhân sử dụng dịch vụ thanh toán được yêu cầu tổ chức này bồi thường thiệt hại.
Lưu ý: theo quy định tại Điều 588 Bộ luật Dân sự 2015 thì thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.
Trong hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt Ngân hàng Nhà nước có phải giám sát sự vận hành của các hệ thống thanh toán trong nền kinh tế không?
Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 101/2012/NĐ-CP quy định về trách nhiệm quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước về hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt
Trách nhiệm quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước về hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt
1. Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về thanh toán không dùng tiền mặt.
2. Tổ chức, quản lý, vận hành, giám sát hệ thống thanh toán quốc gia; tham gia tổ chức, giám sát sự vận hành của các hệ thống thanh toán trong nền kinh tế.
3. Cấp, thu hồi Giấy phép và giám sát hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.
4. Kiểm tra, thanh tra, giám sát và xử lý theo thẩm quyền đối với các hành vi vi phạm pháp luật của các tổ chức và cá nhân có liên quan đến thanh toán không dùng tiền mặt.
5. Quản lý, giám sát các hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thanh toán.
Như vậy, trong hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt Ngân hàng Nhà nước phải có trách nhiệm giám sát sự vận hành của các hệ thống thanh toán trong nền kinh tế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Kinh nghiệm thực hiện dự án của nhà đầu tư thuộc E HSMST dự án PPP theo Thông tư 15 mới nhất?
- Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo Việt Nam có nhiệm kỳ bao lâu? Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo biểu quyết bằng hình thức nào?
- Xúi giục, đe dọa người khác phá thai bị xử lý như thế nào? Pháp luật có cấm phá thai hay không?
- Năm cá nhân số 3 năm 2025 có ý nghĩa gì? Cách tính năm cá nhân 2025 theo thần số học chi tiết?
- Xe khách chở quá số lượng người vào dịp Tết Âm lịch từ năm 2025 sẽ bị xử phạt bao nhiêu? Có bị trừ điểm giấy phép lái xe?