Tổ chức công đoàn cơ sở tham gia quản lý các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp Quân đội theo hình thức nào?
- Tổ chức công đoàn cơ sở tham gia quản lý các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp Quân đội theo hình thức nào?
- Tổ chức công đoàn cơ sở có trách nhiệm gì trong việc đại diện cho tập thể người lao động ở doanh nghiệp Quân đội?
- Công đoàn cơ sở có được tổ chức hoạt động tư vấn pháp luật cho người lao động ở doanh nghiệp Quân đội không?
Tổ chức công đoàn cơ sở tham gia quản lý các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp Quân đội theo hình thức nào?
Hình thức tham gia quản lý cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp Quân đội được quy định tại Điều 3 Thông tư 14/2014/TT-BQP như sau:
Hình thức tham gia quản lý cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp
Tổ chức công đoàn cơ sở tham gia quản lý cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp theo các hình thức sau:
1. Tham gia ý kiến bằng văn bản với tổ chức, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp về những nội dung liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, công nhân viên chức, lao động quốc phòng.
2. Tham dự các cuộc họp, hội nghị, hội thảo liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, công nhân viên chức, lao động quốc phòng do các tổ chức, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp tổ chức.
3. Tham dự với tư cách là thành viên các Ủy ban, hội đồng và các tổ chức phối hợp liên ngành do các cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp thành lập để tham gia giải quyết những vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, công nhân viên chức, lao động quốc phòng.
Như vậy, theo quy định, tổ chức công đoàn cơ sở tham gia quản lý các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp Quân đội theo các hình thức sau:
(1) Tham gia ý kiến bằng văn bản với tổ chức, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp về những nội dung liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, công nhân viên chức, lao động quốc phòng.
(2) Tham dự các cuộc họp, hội nghị, hội thảo liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, công nhân viên chức, lao động quốc phòng do các tổ chức, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp tổ chức.
(3) Tham dự với tư cách là thành viên các Ủy ban, hội đồng và các tổ chức phối hợp liên ngành do các cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp thành lập để tham gia giải quyết những vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, công nhân viên chức, lao động quốc phòng.
Tổ chức công đoàn cơ sở tham gia quản lý các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp Quân đội theo hình thức nào? (Hình từ Internet)
Tổ chức công đoàn cơ sở có trách nhiệm gì trong việc đại diện cho tập thể người lao động ở doanh nghiệp Quân đội?
Trách nhiệm của công đoàn cơ sở ở doanh nghiệp Quân đội được quy định tại Điều 5 Thông tư 14/2014/TT-BQP như sau:
Quyền, trách nhiệm của công đoàn cơ sở ở doanh nghiệp Quân đội
...
2. Đại diện cho tập thể người lao động thương lượng, ký kết và giám sát việc thực hiện thỏa ước lao động tập thể.
a) Thu thập thông tin, tập hợp kiến nghị, đề xuất nội dung có liên quan đến việc thực hiện thỏa ước lao động tập thể; yêu cầu giám đốc, tổng giám đốc ở doanh nghiệp (sau đây gọi chung là người đứng đầu doanh nghiệp) thương lượng tập thể trong doanh nghiệp.
b) Đại diện tập thể người lao động thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể; sửa đổi, bổ sung, kéo dài thời hạn của thỏa ước lao động tập thể theo quy định của pháp luật về lao động.
c) Phổ biến thỏa ước lao động tập thể đến người lao động, giám sát thực hiện thỏa ước lao động tập thể trong doanh nghiệp; yêu cầu người đứng đầu doanh nghiệp thi hành đúng thỏa ước lao động tập thể; yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động tập thể khi người đứng đầu doanh nghiệp thực hiện không đầy đủ hoặc vi phạm thỏa ước lao động tập thể theo quy định của pháp luật về lao động.
3. Tham gia xây dựng và giám sát thực hiện thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế trả lương, quy chế thưởng, nội quy lao động theo quy định của Nhà nước và Bộ Quốc phòng.
...
Như vậy, theo quy định, tổ chức công đoàn cơ sở có trách nhiệm đại diện cho tập thể người lao động thương lượng, ký kết và giám sát việc thực hiện thỏa ước lao động tập thể ở doanh nghiệp Quân đội, cụ thể:
(1) Thu thập thông tin, tập hợp kiến nghị, đề xuất nội dung có liên quan đến việc thực hiện thỏa ước lao động tập thể;
Yêu cầu giám đốc, tổng giám đốc ở doanh nghiệp thương lượng tập thể trong doanh nghiệp.
(2) Đại diện tập thể người lao động thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể;
Sửa đổi, bổ sung, kéo dài thời hạn của thỏa ước lao động tập thể theo quy định của pháp luật về lao động.
(3) Phổ biến thỏa ước lao động tập thể đến người lao động, giám sát thực hiện thỏa ước lao động tập thể trong doanh nghiệp;
Yêu cầu người đứng đầu doanh nghiệp thi hành đúng thỏa ước lao động tập thể;
Yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động tập thể khi người đứng đầu doanh nghiệp thực hiện không đầy đủ hoặc vi phạm thỏa ước lao động tập thể theo quy định của pháp luật về lao động.
Công đoàn cơ sở có được tổ chức hoạt động tư vấn pháp luật cho người lao động ở doanh nghiệp Quân đội không?
Việc tổ chức hoạt động tư vấn pháp luật được quy định tại khoản 5 Điều 5 Thông tư 14/2014/TT-BQP như sau:
Quyền, trách nhiệm của công đoàn cơ sở ở doanh nghiệp Quân đội
...
b) Phối hợp với người đứng đầu doanh nghiệp xây dựng quy chế đối thoại, quy chế tổ chức Hội nghị người lao động tại doanh nghiệp. Tiến hành đối thoại định kỳ hoặc đột xuất với người đứng đầu doanh nghiệp và tổ chức Hội nghị người lao động theo quy định của pháp luật.
c) Giám sát việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, Nghị quyết Hội nghị người lao động, các thỏa thuận đạt được thông qua đối thoại tại nơi làm việc theo quy định của pháp luật.
5. Tổ chức hoạt động tư vấn pháp luật cho người lao động theo nội dung quy định tại Bộ luật Lao động, Luật Thanh tra, Luật Công đoàn, Luật Bảo hiểm xã hội; Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp và các quy định có liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động thông qua các hoạt động ở công đoàn cơ sở.
6. Tham gia với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động.
a) Công đoàn cơ sở có quyền yêu cầu Hòa giải viên lao động, Hội đồng trọng tài lao động, cơ quan quản lý lao động, người đứng đầu doanh nghiệp giải quyết tranh chấp lao động tập thể đảm bảo đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, công đoàn cơ sở được quyền tổ chức hoạt động tư vấn pháp luật cho người lao động ở doanh nghiệp Quân đội theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 05 căn cứ tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ trong trường hợp cần thiết? Chế độ chính sách của cán bộ bị tạm đình chỉ công tác được thực hiện thế nào?
- Hướng dẫn quy trình lựa chọn nhà đầu tư qua mạng mới nhất hiện nay? Lựa chọn nhà đầu tư qua mạng là gì?
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?