Tổ chức có thể thay đổi cặp khóa đã tạo kèm theo chứng thư số của mình hay không? Nghĩa vụ của tổ chức cung cấp trong việc thay đổi cặp khóa của thuê bao là gì?
Tổ chức có thể thay đổi cặp khóa đã tạo kèm theo chứng thư số của mình hay không
Căn cứ Điều 27 Nghị định 130/2018/NĐ-CP quy định về việc thay đổi cặp khóa cho thuê bao như sau:
Thay đổi cặp khóa cho thuê bao
Trong trường hợp thuê bao có nhu cầu thay đổi cặp khóa, thuê bao phải có đơn đề nghị thay đổi cặp khóa. Việc tạo khóa, phân phối khóa và công bố chứng thư số với khóa công khai mới thực hiện theo các quy định tại các Điều 24 và 25 Nghị định này.
Như vậy, việc thay đổi cặp khóa kèm theo chứng thư số được cấp có thể thực hiện. Khi có nhu cầu thay đổi cặp khóa thì tổ chức cần phải làm đơn đề nghị thay đổi cặp khóa gửi đến tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng.
Tổ chức có thể thay đổi cặp khóa đã tạo kèm theo chứng thư số của mình hay không? (Hình từ Internet)
Nghĩa vụ của tổ chức cung cấp trong việc thay đổi cặp khóa của thuê bao là gì?
Căn cứ Điều 32 Nghị định 130/2018/NĐ-CP quy định về nghĩa vụ của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng đối với thuê bao như sau:
Nghĩa vụ của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng đối với thuê bao
1. Đảm bảo việc sử dụng dịch vụ của thuê bao là liên tục, không bị gián đoạn trong suốt thời gian hiệu lực của chứng thư số và việc kiểm tra trạng thái chứng thư số của thuê bao là liên tục.
2. Giải quyết các rủi ro và các khoản đền bù xảy ra cho thuê bao và người nhận trong trường hợp lỗi được xác định của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng.
3. Đảm bảo an toàn thông tin riêng, thông tin cá nhân và thiết bị lưu trữ chứng thư số cho thuê bao theo quy định của pháp luật về an toàn thông tin và pháp luật khác có liên quan.
4. Tiếp nhận thông tin:
Đảm bảo kênh tiếp nhận thông tin hoạt động 24 giờ trong ngày và 7 ngày trong tuần từ thuê bao liên quan đến việc sử dụng chứng thư số.
5. Liên quan đến hoạt động quản lý khóa:
a) Thông báo ngay cho thuê bao, đồng thời áp dụng những biện pháp ngăn chặn và khắc phục kịp thời trong trường hợp phát hiện thấy dấu hiệu khóa bí mật của thuê bao đã bị lộ, không còn toàn vẹn hoặc bất cứ sự sai sót nào khác có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến quyền lợi của thuê bao;
b) Khuyến cáo cho thuê bao việc thay đổi cặp khóa khi cần thiết nhằm đảm bảo tính tin cậy và an toàn cao nhất cho cặp khóa.
6. Trong trường hợp phải tạm dừng cấp chứng thư số mới:
Trong thời gian tạm dừng, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng có trách nhiệm duy trì hệ thống cơ sở dữ liệu liên quan đến chứng thư số đã cấp.
7. Khi bị thu hồi giấy phép, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng phải thông báo ngay cho thuê bao về việc ngừng cung cấp dịch vụ của mình và thông tin về tổ chức tiếp nhận cơ sở dữ liệu của mình để đảm bảo quyền lợi sử dụng dịch vụ của thuê bao.
8. Xây dựng hợp đồng mẫu với thuê bao trong đó bao gồm các nội dung:
a) Phạm vi, giới hạn sử dụng, mức độ bảo mật, chi phí liên quan đến việc cấp và sử dụng chứng thư số và những thông tin khác có khả năng ảnh hưởng đến quyền lợi của thuê bao;
b) Yêu cầu đảm bảo sự an toàn trong lưu trữ và sử dụng khóa bí mật;
c) Thủ tục khiếu nại và giải quyết tranh chấp.
9. Thực hiện các quyền và nghĩa vụ của bên giao đại lý theo quy định của pháp luật về thương mại.
Theo đó, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng có nghĩa vụ khuyến cáo cho thuê bao việc thay đổi cặp khóa khi cần thiết nhằm đảm bảo tính tin cậy và an toàn cao nhất cho cặp khóa.
Khi tạo cặp khóa mới theo yêu cầu thay đổi cặp khóa của tổ chức thì tổ chức cung cấp dịch vụ cần đảm bảo điều gì?
Căn cứ Điều 24 Nghị định 130/2018/NĐ-CP quy định về việc tạo cặp khóa cho thuê bao như sau:
Tạo khóa và phân phối khóa cho thuê bao
1. Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp chứng thư số có thể tự tạo cặp khóa hoặc yêu cầu bằng văn bản tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng tạo cặp khóa cho mình.
2. Trường hợp tổ chức, cá nhân đề nghị cấp chứng thư số tự tạo cặp khóa, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng cần đảm bảo chắc chắn rằng tổ chức, cá nhân đó đã sử dụng thiết bị theo đúng tiêu chuẩn quy định để tạo ra và lưu trữ cặp khóa.
3. Trường hợp tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng tạo cặp khóa, tổ chức đó phải đảm bảo sử dụng các phương thức an toàn để chuyển giao khóa bí mật đến tổ chức, cá nhân đề nghị cấp chứng thư số và chỉ được lưu bản sao của khóa bí mật khi tổ chức, cá nhân đề nghị cấp chứng thư số có yêu cầu bằng văn bản.
Từ quy định trên thì khi tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng tạo cặp khóa mới theo yêu cầu thay đổi cặp khóa của tổ chức, thì phải đảm bảo sử dụng các phương thức an toàn để chuyển giao khóa bí mật đến tổ chức, cá nhân đề nghị cấp chứng thư số và chỉ được lưu bản sao của khóa bí mật khi tổ chức đề nghị có yêu cầu bằng văn bản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Việc ghi sổ thu chi tài chính công đoàn cơ sở được căn cứ vào đâu? Mẫu sổ thu chi tài chính công đoàn cơ sở mới nhất?
- STT Ngày Ông Công Ông Táo? Ngày Ông Công Ông Táo CBCCVC bắt đầu nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?
- Các điểm bắn pháo hoa Tết âm lịch 2025 trên cả nước? Địa điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán 63 tỉnh thành năm 2025?
- Tổ chức hội thảo khoa học kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 3 2 khi nào?
- Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản gồm những khoản nào? Cách tính thuế ra sao?