Tổ chức cho người nước ngoài không có giấy phép xuất nhập cảnh ở lại Việt Nam có thể bị xử lý thế nào?
- Tổ chức cho người nước ngoài không có giấy phép xuất nhập cảnh ở lại Việt Nam có thể bị xử lý thế nào?
- Tội tổ chức cho người nước ngoài không có giấy phép xuất nhập cảnh ở lại Việt Nam được xác định là loại tội phạm gì?
- Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội tổ chức cho người nước ngoài không có giấy phép xuất nhập cảnh ở lại Việt Nam là bao lâu?
Tổ chức cho người nước ngoài không có giấy phép xuất nhập cảnh ở lại Việt Nam có thể bị xử lý thế nào?
Theo Điều 348 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội tổ chức cho người khác ở lại Việt Nam trái phép như sau:
Tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép
1. Người nào vì vụ lợi mà tổ chức hoặc môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép, thì bị phạt từ từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Đối với từ 05 người đến 10 người;
d) Có tính chất chuyên nghiệp;
đ) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
e) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Đối với 11 người trở lên;
b) Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên;
c) Làm chết người.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Việc xác định yếu tố “vụ lợi” quy định tại Điều 348 Bộ luật Hình sự 2015 nêu trên được hướng dẫn bởi tiểu mục 2.8 Mục 2 Công văn 1557/VKSTC-V1 năm 2021 như sau:
“Yếu tố “vụ lợi” quy định tại khoản 1 Điều 348 BLHS là động cơ người phạm tội nhằm đạt được lợi ích vật chất hoặc phi vật chất không chính đáng cho mình hoặc cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khác. Qua thực tiễn thấy, động cơ của người phạm tội chủ yếu vì lợi ích vật chất; trường hợp người phạm tội vì lợi ích phi vật chất thì cần phải chứng minh rõ lợi ích phi vật chất đó để bảo đảm việc buộc tội có căn cứ.”
Theo quy định trường hợp có hành vi tổ chức cho 7 người nước ngoài không có giấy phép xuất nhập cảnh ở lại Việt Nam để hưởng lợi 10 triệu đồng/1 người thì người đó có thể bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
Nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
- Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên;
- Làm chết người.
Bên cạnh đó, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Tổ chức cho người nước ngoài không có giấy phép xuất nhập cảnh ở lại Việt Nam có thể bị xử lý thế nào? (Hình từ Internet)
Tội tổ chức cho người nước ngoài không có giấy phép xuất nhập cảnh ở lại Việt Nam được xác định là loại tội phạm gì?
Theo điểm c khoản 1 Điều 9 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định như sau:
Phân loại tội phạm
1. Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành 04 loại sau đây:
...
c) Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù;
...
2. Tội phạm do pháp nhân thương mại thực hiện được phân loại căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội theo quy định tại khoản 1 Điều này và quy định tương ứng đối với các tội phạm được quy định tại Điều 76 của Bộ luật này.”.
Theo quy định, tội tổ chức cho 7 người nước ngoài không có giấy phép xuất nhập cảnh ở lại Việt Nam có thể được xác định là loại tội phạm rất nghiêm trọng.
Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội tổ chức cho người nước ngoài không có giấy phép xuất nhập cảnh ở lại Việt Nam là bao lâu?
Theo Điều 27 Bộ luật Hình sự 2015 quy định thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:
Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự
1. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do Bộ luật này quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định như sau:
a) 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng;
b) 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng;
c) 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng;
d) 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
3. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được tính từ ngày tội phạm được thực hiện. Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người phạm tội lại thực hiện hành vi phạm tội mới mà Bộ luật này quy định mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy trên 01 năm tù, thì thời hiệu đối với tội cũ được tính lại kể từ ngày thực hiện hành vi phạm tội mới.
Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người phạm tội cố tình trốn tránh và đã có quyết định truy nã, thì thời hiệu tính lại kể từ khi người đó ra đầu thú hoặc bị bắt giữ.
Như vậy, thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội tổ chức cho người nước ngoài không có giấy phép xuất nhập cảnh ở lại Việt Nam là 15 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?