Tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ thực hiện chuyển giao hồ sơ an toàn bức xạ như thế nào?
Công việc bức xạ bao gồm các công việc nào?
An toàn bức xạ (Hình từ Internet)
Tại Điều 18 Luật Năng lượng nguyên tử 2008 quy định công việc bức xạ bao gồm các hoạt động sau đây:
- Vận hành lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu và nhà máy điện hạt nhân;
- Vận hành thiết bị chiếu xạ gồm máy gia tốc; thiết bị xạ trị; thiết bị chiếu xạ khử trùng, xử lý vật liệu và sử dụng các thiết bị bức xạ khác;
- Sản xuất, chế biến chất phóng xạ;
- Lưu giữ, sử dụng chất phóng xạ;
- Thăm dò, khai thác, chế biến quặng phóng xạ;
- Làm giàu urani; chế tạo nhiên liệu hạt nhân;
- Xử lý, lưu giữ, chôn cất chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng và nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng;
- Xây dựng, thay đổi quy mô và phạm vi hoạt động, chấm dứt hoạt động của cơ sở bức xạ, cơ sở hạt nhân;
- Sử dụng vật liệu hạt nhân ngoài chu trình nhiên liệu hạt nhân;
- Nhập khẩu, xuất khẩu chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân và thiết bị hạt nhân;
- Đóng gói, vận chuyển vật liệu phóng xạ;
- Vận chuyển vật liệu phóng xạ quá cảnh lãnh thổ Việt Nam;
- Vận hành tàu biển, phương tiện khác có động cơ chạy bằng năng lượng hạt nhân;
- Hoạt động khác tạo ra chất thải phóng xạ.
Tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ thực hiện chuyển giao hồ sơ an toàn bức xạ như thế nào?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 29 Luật Năng lượng nguyên tử 2008 thì Tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ có trách nhiệm chuyển giao các hồ sơ an toàn bức xạ theo quy định như sau:
- Hồ sơ được chuyển giao cho cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân, khi tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ chấm dứt hoạt động;
- Đối với:
+ Hồ sơ về nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị bức xạ, thiết bị hạt nhân; các thay đổi, sửa chữa, nâng cấp thiết bị bức xạ, thiết bị hạt nhân và hồ sơ kiểm xạ, đo đạc.
+ Hồ sơ bảo dưỡng, kiểm định, hiệu chuẩn, được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân sở hữu, sử dụng mới, khi nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị bức xạ, thiết bị hạt nhân
Các hồ sơ này được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân sở hữu, sử dụng mới;
- Đối với hồ sơ là:
+ Nhật ký và hồ sơ về sự cố trong quá trình tiến hành công việc bức xạ;
+ Kết luận thanh tra, kiểm tra và tài liệu về việc thực hiện yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
Được chuyển giao cho cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân, khi nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị bức xạ, thiết bị hạt nhân được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân sở hữu, sử dụng mới;
- Đối với hồ sơ đào tạo, hồ sơ sức khỏe và hồ sơ liều chiếu xạ của nhân viên bức xạ được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân tiếp nhận nhân viên bức xạ, khi nhân viên bức xạ chuyển đi làm việc cho tổ chức, cá nhân mới.
Hồ sơ sức khỏe và hồ sơ liều bức xạ của nhân viên bức xạ được lưu giữ trong thời gian bao lâu?
Tại Điều 17 Thông tư 19/2012/TT-BKHCN có quy định về hồ sơ an toàn bức xạ như sau:
Hồ sơ an toàn bức xạ
1. Tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ phải lập, thường xuyên cập nhật, lưu giữ các hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 29 Luật Năng lượng nguyên tử với các nội dung sau:
a) Hồ sơ về nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị bức xạ, thiết bị hạt nhân; các thay đổi, sửa chữa, nâng cấp thiết bị bức xạ, thiết bị hạt nhân;
b) Hồ sơ kiểm xạ khu vực làm việc, đo đạc và hồ sơ bảo dưỡng, kiểm định, hiệu chuẩn, trong đó ghi lại: kế hoạch kiểm xạ, công tác kiểm xạ, kết quả kiểm xạ định kỳ, tài liệu bảo dưỡng, kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị kiểm xạ và các tài liệu khác có liên quan;
c) Nhật ký và hồ sơ về sự cố bức xạ, hạt nhân trong quá trình tiến hành công việc bức xạ;
d) Hồ sơ đào tạo của nhân viên bức xạ;
đ) Hồ sơ sức khỏe của nhân viên bức xạ, trong đó ghi lại kết quả khám sức khỏe hàng năm và đột xuất của từng nhân viên;
e) Hồ sơ liều bức xạ của nhân viên bức xạ theo mẫu quy định tại Phụ lục III Thông tư này. Hồ sơ liều bức xạ của nhân viên bức xạ được cập nhật ít nhất một năm một lần và ngay sau khi xảy ra trường hợp liều bức xạ vượt quá mức điều tra, giới hạn liều và khi có yêu cầu;
g) Kết luận thanh tra, kiểm tra và tài liệu về việc thực hiện yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;
h) Hồ sơ kiểm xạ đối với công chúng gồm các nội dung: chương trình quan trắc và kết quả quan trắc bức xạ môi trường, kết quả hiệu chuẩn thiết bị quan trắc.
2. Tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ có trách nhiệm cung cấp cho nhân viên bức xạ, đối tượng khác có liên quan về hồ sơ chiếu xạ nghề nghiệp; thực hiện lưu giữ, chuyển giao hồ sơ về kiểm soát chiếu xạ nghề nghiệp theo quy định tại Điều 29 của Luật Năng lượng nguyên tử. Hồ sơ sức khỏe và hồ sơ liều bức xạ của nhân viên bức xạ phải được lưu giữ trong thời hạn 30 năm kể từ khi không còn làm công việc bức xạ.
3. Nhân viên bức xạ phải bảo quản và lưu giữ sổ theo dõi liều bức xạ cá nhân.
Cung cấp cho tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ những thông tin trước đây liên quan đến chiếu xạ nghề nghiệp của mình.
Theo đó đối với hồ sơ sức khỏe và hồ sơ liều bức xạ của nhân viên bức xạ phải được lưu giữ trong thời hạn 30 năm kể từ khi không còn làm công việc bức xạ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ban Chấp hành Hội công chứng viên làm việc theo nguyên tắc gì? Hình thức bầu Ban Chấp hành Hội công chứng viên là gì?
- Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại truyện cổ tích ngắn gọn? Học sinh tiểu học có những quyền gì?
- Số lượng thành viên hội đồng trường cao đẳng sư phạm là số chẵn đúng không? Chủ tịch hội đồng trường có được kiêm nhiệm chức vụ quản lý?
- Mẫu thông báo tuyển dụng nhân viên kế toán cuối năm là mẫu nào? Người lao động có phải trả chi phí cho việc tuyển dụng?
- Lời chúc giáng sinh dành cho người yêu ý nghĩa? Lễ Giáng sinh Noel người lao động có được tạm ứng tiền lương không?