Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo vệ sức khỏe thì phải nộp hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm đến cơ quan nào?
Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo vệ sức khỏe thì phải nộp hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm đến cơ quan nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 6 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Đăng ký bản công bố sản phẩm
Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải đăng ký bản công bố sản phẩm đối với các sản phẩm sau đây:
1. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt.
2. Sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi.
3. Phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không thuộc trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm hoặc không đúng đối tượng sử dụng do Bộ Y tế quy định.
Đồng thời, căn cứ khoản 1 Điều 8 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định:
Trình tự đăng ký bản công bố sản phẩm
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm nộp hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định sau đây:
a) Nộp đến Bộ Y tế đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe, phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm chưa có trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định;
b) Nộp đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ định đối với thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi;
...
Theo quy định trên thì tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo vệ sức khỏe thuộc đối tượng phải đăng ký bản công bố sản phẩm.
Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo vệ sức khỏe muốn đăng ký bản công bố sản phẩm thì nộp hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp đến Bộ Y tế.
Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo vệ sức khỏe thì phải nộp hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm đến cơ quan nào? (Hình từ Internet)
Thời hạn thẩm định hồ sơ và cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe là bao lâu?
Thời hạn thẩm định hồ sơ và cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm được quy định tại khoản 3 Điều 8 Nghị định 15/2018/NĐ-CP như sau:
Trình tự đăng ký bản công bố sản phẩm
...
2. Trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm đối với phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm chưa có trong danh mục phụ gia được phép sử dụng hoặc không đúng đối tượng sử dụng trong thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi và 21 ngày làm việc đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe, cơ quan tiếp nhận quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm thẩm định hồ sơ và cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm theo Mẫu số 03 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
Thời gian thẩm định hồ sơ tính từ thời điểm hồ sơ được nộp trên hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc theo dấu đến của cơ quan tiếp nhận (trong trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp hồ sơ trực tiếp).
...
Như vậy, theo quy định, thời hạn Bộ Y tế thẩm định hồ sơ và cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe là 21 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ đăng ký hợp lệ.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa các chất gì?
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe được quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 15/2018/NĐ-CP như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:
1. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe (Health Supplement, Dietary Supplement) là những sản phẩm được dùng để bổ sung thêm vào chế độ ăn uống hàng ngày nhằm duy trì, tăng cường, cải thiện các chức năng của cơ thể con người, giảm nguy cơ mắc bệnh. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa một hoặc nhiều chất hoặc hỗn hợp các chất sau:
a) Vitamin, khoáng chất, axit amin, axit béo, enzyme, probiotic và chất có hoạt tính sinh học khác;
b) Chất có nguồn gốc tự nhiên, bao gồm động vật, khoáng vật và thực vật dưới dạng chiết xuất, phân lập, cô đặc và chuyển hóa;
c) Các nguồn tổng hợp của những thành phần đề cập tại điểm a và điểm b trên đây.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe được trình bày ở dạng chế biến như viên nang, viên hoàn, viên nén, chế phẩm dạng cốm, bột, lỏng và các dạng bào chế khác và được phân liều (để sử dụng) thành các đơn vị liều nhỏ.
2. Thực phẩm dinh dưỡng y học còn gọi là thực phẩm dinh dưỡng dùng cho mục đích y tế đặc biệt (Food for Special Medical Purposes, Medical Food) là loại thực phẩm có thể ăn bằng đường miệng hoặc bằng ống xông, được chỉ định để điều chỉnh chế độ ăn của người bệnh và chỉ được sử dụng dưới sự giám sát của nhân viên y tế.
...
Như vậy, theo quy định, thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa một hoặc nhiều chất hoặc hỗn hợp các chất sau:
(1) Vitamin, khoáng chất, axit amin, axit béo, enzyme, probiotic và chất có hoạt tính sinh học khác;
(2) Chất có nguồn gốc tự nhiên, bao gồm động vật, khoáng vật và thực vật dưới dạng chiết xuất, phân lập, cô đặc và chuyển hóa;
(3) Các nguồn tổng hợp của những thành phần đề cập tại mục (1) và mục (3) nêu trên.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe được trình bày ở dạng chế biến như viên nang, viên hoàn, viên nén, chế phẩm dạng cốm, bột, lỏng và các dạng bào chế khác và được phân liều (để sử dụng) thành các đơn vị liều nhỏ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nghị định 168 sửa đổi, bổ sung Nghị định 100 về xử phạt giao thông như thế nào? Tải về Nghị định 168/2024/NĐ-CP ở đâu?
- Vì sao lấy ngày 3 2 là ngày thành lập Đảng? Năm nay kỷ niệm bao nhiêu năm ngày thành lập Đảng 3 2?
- Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản diễn ra ở đâu? Hội nghị hợp nhất thành lập Đảng CSVN thông qua các văn kiện nào theo Hướng dẫn 175?
- Mẫu tờ khai tặng kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng cho dân quân tự vệ mới nhất? Tải về?
- Thiết kế kỹ thuật tổng thể FEED được lập để làm gì? Thiết kế kỹ thuật tổng thể FEED là căn cứ ký kết hợp đồng xây dựng nào?