Tổ chức, cá nhân quản lý cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học có quyền và nghĩa vụ như thế nào?
Tổ chức, cá nhân quản lý cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học có quyền và nghĩa vụ như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 43 Luật Đa dạng sinh học 2008, quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân quản lý cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học như sau:
- Tổ chức, cá nhân quản lý cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học có các quyền sau đây:
+ Hưởng chính sách, cơ chế ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước theo quy định của pháp luật;
+ Tiếp nhận, thực hiện dự án hỗ trợ từ tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài;
+ Hưởng các khoản thu từ hoạt động du lịch và các hoạt động khác của cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học theo quy định của pháp luật;
+ Hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích phát sinh từ nguồn gen do mình quản lý;
+ Nuôi, trồng, nuôi sinh sản, cứu hộ loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; lưu giữ giống cây trồng, vật nuôi, vi sinh vật và nấm đặc hữu; lưu giữ, bảo quản nguồn gen và mẫu vật di truyền;
+ Trao đổi, tặng cho loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ phục vụ mục đích bảo tồn đa dạng sinh học, nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái theo quy định của pháp luật;
+ Quyền khác theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức, cá nhân quản lý cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học có các nghĩa vụ sau đây:
+ Bảo vệ, nuôi dưỡng, chăm sóc loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; lưu giữ, bảo quản nguồn gen và mẫu vật di truyền;
+ Đăng ký, khai báo nguồn gốc loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ với cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Có biện pháp phòng dịch, chế độ chăm sóc, chữa bệnh cho các loài tại cơ sở của mình;
+ Tháng 12 hằng năm báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về tình trạng loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ tại cơ sở của mình;
+ Đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép đưa loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ vào nuôi, trồng tại cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học của mình hoặc thả loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ từ cơ sở cứu hộ của mình vào nơi sinh sống tự nhiên của chúng;
+ Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Tổ chức, cá nhân quản lý cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học có quyền và nghĩa vụ như thế nào? (Hình từ internet)
Hồ sơ đăng ký thành lập cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học gồm có những gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 42 Luật Đa dạng sinh học 2008 quy định về hồ sơ đăng ký thành lập cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học như sau:
Thành lập cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học
1. Cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học được thành lập nhằm mục đích bảo tồn đa dạng sinh học, nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái, bao gồm:
a) Cơ sở nuôi, trồng loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ;
b) Cơ sở cứu hộ loài hoang dã;
c) Cơ sở lưu giữ giống cây trồng, vật nuôi, vi sinh vật và nấm đặc hữu, nguy cấp, quý, hiếm có giá trị đặc biệt về khoa học, y tế, kinh tế, sinh thái, cảnh quan, môi trường hoặc văn hóa - lịch sử; cơ sở lưu giữ, bảo quản nguồn gen và mẫu vật di truyền.
2. Cơ sở có đủ các điều kiện sau đây được cấp giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học:
a) Diện tích đất, chuồng trại, cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu về nuôi, trồng, nuôi sinh sản loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; cứu hộ loài hoang dã; lưu giữ, bảo quản nguồn gen và mẫu vật di truyền;
b) Cán bộ kỹ thuật có chuyên môn phù hợp;
c) Năng lực tài chính, quản lý cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học.
3. Hồ sơ đăng ký thành lập cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học gồm có:
a) Đơn đăng ký thành lập;
b) Dự án thành lập;
c) Giấy tờ chứng minh có đủ các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên, hồ sơ đăng ký thành lập cơ sở bảo tổn đa dạng sinh học gồm có:
- Đơn đăng ký thành lập.
- Dự án thành lập
- Giấy tờ chứng minh có đủ các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 42 Luật Đa dạng sinh học 2008.
Quy định về cứu hộ loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 47 Luật Đa dạng sinh học 2008, quy định về cứu hộ loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ như sau:
- Cá thể loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ bị mất nơi sinh sống tự nhiên, bị lạc, bị thương, bị bệnh phải được đưa vào cơ sở cứu hộ để cứu chữa, nuôi dưỡng, chăm sóc và thả lại nơi sinh sống tự nhiên của chúng.
- Tổ chức, cá nhân phát hiện cá thể loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ bị mất nơi sinh sống tự nhiên, bị lạc, bị thương hoặc bị bệnh có trách nhiệm báo ngay cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ sở cứu hộ nơi gần nhất.
Sau khi nhận được thông tin, Ủy ban nhân dân cấp xã phải kịp thời báo cáo với cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc báo cơ sở cứu hộ nơi gần nhất.
- Cá thể loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ sau khi được cứu hộ trở lại trạng thái bình thường được xem xét thả lại nơi sinh sống tự nhiên của chúng.
Trường hợp cá thể loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ bị mất nơi sinh sống tự nhiên thì được xem xét đưa vào nuôi, trồng tại cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học phù hợp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời gian tạm ngừng hoạt động công ty luật nước ngoài là bao lâu? Báo cáo về tạm ngừng hoạt động công ty luật có nội dung gì?
- Nghỉ việc điều trị tai nạn lao động 6 tháng thì bị chấm dứt hợp đồng lao động? Mẫu đơn xin thôi việc sau khi điều trị tai nạn lao động?
- Chưa có thẻ căn cước gắn chip thì thực hiện sinh trắc học như thế nào để sử dụng dịch vụ thanh toán?
- Người hành nghề điều dưỡng có văn bằng nào thì được kiểm tra đánh giá năng lực? Cơ quan nào thực hiện kiểm tra đánh giá năng lực?
- Bình đẳng giới trong gia đình là gì? Vi phạm quyền bình đẳng giới trong gia đình có bị xử phạt không?