Tổ chức bộ máy của Liên minh Hợp tác xã Việt Nam gồm những cơ quan nào? Chức năng của Liên minh là gì?
Tổ chức bộ máy của Liên minh Hợp tác xã Việt Nam gồm những cơ quan nào?
Theo quy định tại Điều 13 Điều lệ Liên minh Hợp tác xã Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 1328/QĐ-TTg năm 2021 thì tổ chức bộ máy của Liên minh Hợp tác xã Việt Nam gồm những cơ quan sau:
- Đại hội đại biểu toàn quốc.
- Ban Chấp hành.
- Ban Thường vụ.
- Thường trực (gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch).
- Ủy ban Kiểm tra.
- Cơ quan Liên minh Hợp tác xã Việt Nam.
Liên minh Hợp tác xã Việt Nam (Hình từ Internet)
Chức năng của Liên minh Hợp tác xã Việt Nam là gì?
Theo Điều 6 Điều lệ Liên minh Hợp tác xã Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 1328/QĐ-TTg năm 2021 quy định về chức năng như sau:
Chức năng
1. Đại diện, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các thành viên; đại diện cho các thành viên trong quan hệ với các tổ chức ở trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật.
2. Tuyên truyền, phổ biến chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về kinh tế tập thể, hợp tác xã.
3. Đề xuất, kiến nghị tham gia xây dựng chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, các chương trình, dự án liên quan đến phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã.
4. Tư vấn, hỗ trợ, thực hiện dịch vụ công và hoạt động kinh tế phục vụ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã; thúc đẩy xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, bền vững trong các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác.
5. Tập hợp, liên kết, hướng dẫn các thành viên hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau cùng phát triển; chung sức xây dựng hệ thống Liên minh Hợp tác xã Việt Nam phát triển bền vững.
Theo đó, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam có những chức năng được quy định tại Điều 6 nêu trên.
Liên minh Hợp tác xã Việt Nam có những nhiệm vụ nào?
Căn cứ Điều 7 Điều lệ Liên minh Hợp tác xã Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 1328/QĐ-TTg năm 2021 quy định về nhiệm vụ như sau:
Nhiệm vụ
1. Tổ chức tuyên truyền, thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về kinh tế tập thể, hợp tác xã.
2. Phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tổ chức thành viên, tổ chức xã hội khác để xây dựng, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã theo chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; thực hiện việc giám sát và phản biện xã hội liên quan đến kinh tế tập thể, hợp tác xã theo quy định của pháp luật.
3. Hướng dẫn các thành viên thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã.
4. Phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan, tổ chức tham gia xây dựng và thực hiện có hiệu quả chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án, đề án, chương trình phát triển kinh tế - xã hội liên quan đến phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã.
5. Tập hợp ý kiến, nguyện vọng của các thành viên để kiến nghị, đề xuất với cơ quan có thẩm quyền ở trung ương và địa phương.
6. Nhận ủy quyền, thay mặt thành viên thực hiện các nhiệm vụ, biện pháp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của thành viên theo quy định pháp luật.
7. Tập hợp, vận động phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã; xây dựng và nhân rộng các mô hình kinh tế tập thể, hợp tác xã hoạt động hiệu quả trong các lĩnh vực, ngành nghề và địa phương trên phạm vi cả nước. Tổ chức nghiên cứu và thử nghiệm triển khai và chuyển giao các mô hình kinh doanh mới; hỗ trợ phát triển mạng lưới tổ chức và thành viên trong hệ thống Liên minh Hợp tác xã Việt Nam.
8. Tổ chức hoạt động tư vấn, hỗ trợ, cung cấp dịch vụ công cho các thành viên về pháp lý, đầu tư, khoa học và công nghệ, đào tạo, thông tin, tài chính, tín dụng, thị trường, kiểm toán, bảo hiểm, kiểm định chất lượng hàng hóa và các lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật.
9. Tổ chức hoạt động kinh tế vì mục tiêu phát triển hệ thống Liên minh Hợp tác xã Việt Nam và hỗ trợ thành viên; huy động nguồn lực hợp pháp trong nước và nước ngoài để đầu tư phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã theo quy định của pháp luật.
10. Tham gia các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ, phát triển quan hệ hợp tác với tổ chức ở các nước theo quy định của pháp luật; tiếp nhận và tổ chức thực hiện chương trình, dự án hỗ trợ, viện trợ để phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã theo quy định của pháp luật.
11. Tập hợp, liên kết phát triển thành viên; củng cố, đổi mới tổ chức và hoạt động; đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực, trình độ cán bộ và tổ chức phong trào thi đua trong hệ thống Liên minh Hợp tác xã Việt Nam.
12. Phối hợp với cấp ủy và chính quyền cấp tỉnh về tổ chức và hoạt động của Liên minh Hợp tác xã cấp tỉnh; xây dựng, thực hiện các giải pháp, chương trình, kế hoạch và đề án phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
13. Thực hiện các nhiệm vụ trong phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã được Đảng và Nhà nước, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương giao hoặc ủy nhiệm.
14. Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam có những nhiệm vụ được quy định tại Điều 7 nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phần mềm Họp không giấy của Kiểm toán nhà nước được xây dựng nhằm mục đích gì? Được quản lý tập trung ở đâu?
- Lưu học sinh Campuchia hệ đào tạo dài hạn tự lựa chọn phương tiện là xe khách có được hỗ trợ thanh toán giá vé không?
- Vận động viên đe dọa xâm phạm sức khỏe tính mạng trong thi đấu thể thao có bị xử phạt hay không?
- Giới nghiêm là gì? Lệnh giới nghiêm trong hoạt động quốc phòng cần phải xác định những nội dung nào?
- Hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước có số lượng người sử dụng bao nhiêu được xem là có quy mô rất lớn?