Tổ chức bộ máy các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao hiện nay? Chức vụ, chức danh trong các đơn vị thuộc TANDTC ra sao?
Tổ chức bộ máy các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao hiện nay? Chức vụ, chức danh trong bộ máy TANDTC ra sao?
Vừa qua, Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Thông tư 02/2024/TT-TANDTC về tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao.
Tại Điều 2 Thông tư 02/2024/TT-TANDTC quy định tổ chức bộ máy các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao gồm:
- Văn phòng;
- Cục Kế hoạch - Tài chính;
- Cục Công nghệ thông tin;
- Vụ Giám đốc, kiểm tra về hình sự (Vụ Giám đốc, kiểm tra I);
- Vụ Giám đốc, kiểm tra về dân sự (Vụ Giám đốc, kiểm tra II);
- Vụ Giám đốc, kiểm tra về kinh doanh, thương mại, phá sản, lao động, gia đình và người chưa thành niên (Vụ Giám đốc, kiểm tra II);
- Vụ Giám đốc, kiểm tra về hành chính (Vụ Giám đốc, kiểm tra IV);
- Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học;
- Vụ Tổ chức - Cán bộ;
- Vụ Hợp tác quốc tế;
- Vụ Công tác phía Nam;
- Thanh tra Tòa án nhân dân tối cao;
- Học viện Tòa án;
- Báo Công lý;
- Tạp chí Tòa án nhân dân.
Ngoài ra, Thông tư 02/2024/TT-TANDTC còn quy định các chức vụ, chức danh trong các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao gồm:
- Văn phòng, Cục, Vụ và tương đương của Tòa án nhân dân tối cao có Vụ trưởng hoặc tương đương, Phó Vụ trưởng hoặc tương đương, Trưởng phòng hoặc tương đương, Phó Trưởng phòng hoặc tương đương, Thẩm phán Tòa án nhân dân, Thẩm tra viên Tòa án, Thư ký Tòa án, công chức khác và người lao động;
- Học viện Tòa án có Giám đốc Học viện, Phó Giám đốc Học viện, Trưởng khoa và tương đương, Phó Trưởng khoa và tương đương, viên chức và người lao động;
- Báo Công lý, Tạp chí Tòa án nhân dân có Tổng Biên tập, Phó Tổng Biên tập, Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng, phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên và người lao động.
Tổ chức bộ máy các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao hiện nay? Chức vụ, chức danh trong các đơn vị thuộc TANDTC ra sao? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân tối cao ra sao?
Căn cứ tại Điều 46 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 quy định Tòa án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của các Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo quy định của luật;
- Giám đốc việc xét xử của các Tòa án khác, trừ trường hợp do luật định;
- Tổng kết thực tiễn xét xử của các Tòa án, bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử;
- Phát triển án lệ;
- Đào tạo nguồn nhân lực; bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho Thẩm phán, Thẩm tra viên Tòa án, Thư ký Tòa án, công chức khác, viên chức của Tòa án; bồi dưỡng nghiệp vụ cho Hội thẩm, Hòa giải viên và các đối tượng khác theo quy định của pháp luật;
- Quản lý các Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự về tổ chức theo quy định của Luật này và các luật khác có liên quan, bảo đảm độc lập giữa các Tòa án theo thẩm quyền xét xử;
- Đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; trình Quốc hội dự án luật, dự thảo nghị quyết; trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết;
- Thanh tra, kiểm tra nghiệp vụ đối với các Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm, Thẩm tra viên Tòa án, Thư ký Tòa án để bảo đảm tuân thủ pháp luật, kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động của Tòa án;
- Hợp tác quốc tế;
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Tiêu chuẩn và điều kiện bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao như thế nào?
Căn cứ theo Điều 96 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 quy định về tiêu chuẩn và điều kiện bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao như sau:
(1) Người có đủ tiêu chuẩn và có đủ các điều kiện sau đây thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao:
- Là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc và với Hiến pháp, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần dũng cảm và kiên quyết bảo vệ công lý, liêm khiết và trung thực.
- Có trình độ cử nhân luật trở lên.
- Có thời gian làm công tác pháp luật.
- Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Có độ tuổi từ đủ 45 tuổi trở lên;
- Có từ đủ 20 năm trở lên công tác tại Tòa án, trong đó có từ đủ 10 năm trở lên làm Thẩm phán Tòa án nhân dân. Trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền quyết định nhưng phải có từ đủ 05 năm trở lên làm Thẩm phán Tòa án nhân dân;
- Có năng lực xét xử, giải quyết những vụ án, vụ việc và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân tối cao theo quy định của pháp luật.
(2) Người không công tác tại các Tòa án nhưng có uy tín cao trong xã hội, có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 và khoản 6 Điều 94 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024, đủ điều kiện bổ nhiệm quy định tại điểm a và điểm c khoản 1 Điều 96 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024, bảo đảm quy trình theo quy định thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao khi thuộc một trong những trường hợp sau đây:
- Người giữ chức vụ quan trọng trong các cơ quan, tổ chức trung ương am hiểu sâu sắc về chính trị, pháp luật, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, ngoại giao;
- Chuyên gia, luật sư, giảng viên đại học, nhà khoa học có trình độ cao về pháp luật, giữ chức vụ quan trọng trong các cơ quan, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.
Lưu ý: Số lượng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao được tuyển chọn, bổ nhiệm theo quy định tại mục (2) là không quá 02 người.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn kê khai thuế GTGT theo TT80 chi tiết? Chọn phụ lục kê khai thuế GTGT theo TT80 như thế nào?
- Đường bộ bao gồm những gì? Theo nguyên tắc hoạt động đường bộ, mọi hành vi vi phạm pháp luật phải được xử lý ra sao?
- Thời hạn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mất bao lâu theo Nghị định 160? Trình tự, hồ sơ thế nào?
- Phương thức xét tuyển 2025 Học viện Nông nghiệp Việt Nam? Thời gian xét tuyển đại học 2025 Học viện Nông nghiệp Việt Nam?
- Quy định nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài về bảo lãnh theo Thông tư 61/2024 ra sao?