Tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản như thế nào? Nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản theo phương thức nào?
Tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản như thế nào?
Tại Điều 5 Nghị định 67/2019/NĐ-CP hướng dẫn tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản theo công thức sau:
T = Q x G x K1 x K2 x R
Trong đó các căn cứ tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản được quy định như sau:
T - Tiền cấp quyền khai thác khoáng sản; đơn vị tính đồng Việt Nam;
Q - Trữ lượng tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản được quy định cụ thể tại Điều 6 Nghị định này; đơn vị tính là m3; tấn; kg và các đơn vị khác theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trữ lượng khoáng sản;
G - Giá tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản là trị giá đơn vị khoáng sản nguyên khai, sau khai thác, được xác định trên cơ sở giá tính thuế tài nguyên theo quy định của pháp luật về thuế tài nguyên tại thời điểm tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản và được quy định cụ thể tại Điều 7 Nghị định này; đơn vị tính là đồng/đơn vị trữ lượng;
K1 - Hệ số thu hồi khoáng sản liên quan đến phương pháp khai thác được quy định: Khai thác lộ thiên K1= 0,9; khai thác hầm lò K1= 0,6; khai thác nước khoáng, nước nóng thiên nhiên và các trường hợp còn lại K1= 1,0;
K2 - Hệ số liên quan đến điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn áp dụng theo Danh mục địa bàn ưu đãi đầu tư do Chính phủ quy định về pháp luật đầu tư: Khu vực khai thác khoáng sản thuộc vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, K2= 0,9; khu vực khai thác khoáng sản thuộc vùng kinh tế - xã hội khó khăn, K2= 0,95; các khu vực khai thác khoáng sản thuộc vùng còn lại, K2= 1,0;
R - Mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản; đơn vị tính là phần trăm (%).
Tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản như thế nào? Nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản theo phương thức nào? (Hình từ Internet)
Giá để làm căn cứ tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản được quy định thế nào?
Tại Điều 7 Nghị định 67/2019/NĐ-CP quy định về giá tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản như sau:
Giá tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản
1. Giá tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản (G) được tính theo công thức sau:
G = Gtn x Kqđ
Trong đó:
a) G là giá tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản; đơn vị tính là đồng/đơn vị trữ lượng;
b) Gtn là giá tính thuế tài nguyên do Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) ban hành; đơn vị tính là đồng/đơn vị sản phẩm tài nguyên;
c) Kqđ là hệ số quy đổi.
2. Hệ số quy đổi (Kqđ) được quy định như sau:
a) Hệ số quy đổi khác 1 (Kqđ ≠ 1) khi giá tính thuế tài nguyên do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành không quy định mức giá đối với khoáng sản nguyên khai (khoáng sản sau khai thác) hoặc ban hành mức giá đối với khoáng sản nguyên khai nhưng có đơn vị tính (thứ nguyên) không cùng đơn vị tính với đơn vị trữ lượng khoáng sản được cấp phép;
b) Hệ số quy đổi bằng 1 (Kqđ = 1) khi giá tính thuế tài nguyên do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành có mức giá đối với khoáng sản nguyên khai hoặc ban hành có mức giá theo quặng kim loại tương ứng với trữ lượng khoáng sản được cấp là quặng kim loại.
3. Phương pháp xác định hệ số quy đổi (Kqđ) đối với nhóm khoáng sản kim loại và nhóm khoáng sản không kim loại thực hiện theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
Theo đó giá để tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản sẽ được xác định dựa trên công thức: G = Gtn x Kqđ.
Nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản theo phương thức nào?
Hiện nay có hai phương thức nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản là nộp một lần bằng 100% tổng số tiền cấp quyền khai thác khoáng sản và nộp tiền nhiều lần. Tùy theo trường hợp mà người khai thác khoáng sản sẽ nộp tiền theo hai phương thức trên.
Cụ thể được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 9 Nghị định 67/2019/NĐ-CP như sau:
Phương thức thu, nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản
1. Thu một lần bằng 100% tổng số tiền cấp quyền khai thác khoáng sản đối với các trường hợp sau:
a) Giấy phép khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường có thời gian khai thác đến 05 năm hoặc tổng giá trị tiền cấp quyền khai thác khoáng sản đến 01 (một) tỷ đồng;
b) Giấy phép khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thời gian khai thác đến 03 năm hoặc tổng giá trị tiền cấp quyền khai thác khoáng sản đến 500 (năm trăm) triệu đồng.
2. Thu nhiều lần đối với các trường hợp không thuộc khoản 1 Điều này, cách thu được quy định như sau:
a) Lần đầu thu với số tiền được tính bằng 30% tổng số tiền chia cho nửa thời hạn khai thác, theo công thức sau:
Tlđ = T : (X : 2) x 30%
b) Từ lần thứ hai thu bằng tổng số tiền cấp quyền khai thác khoáng sản trừ (-) đi số tiền thu lần đầu và chia đều cho số năm phải nộp còn lại và hoàn thành việc thu vào nửa đầu thời hạn cấp phép, theo công thức sau:
Thn = (T - Tlđ) : [(X : 2) - 1]
Trong đó:
- T: tổng số tiền cấp quyền khai thác khoáng sản;
- Tlđ: số tiền cấp quyền khai thác khoáng sản phải nộp lần đầu;
- Thn: số tiền cấp quyền khai thác khoáng sản phải nộp từ lần thứ hai;
- X: thời hạn khai thác ghi trên Giấy phép khai thác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi xảy ra tai nạn trong phạm vi giới hạn trách nhiệm bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có phải bồi thường thiệt hại không?
- Ngân hàng là gì? Ngân hàng có những loại hình nào? Hình thức pháp lý của ngân hàng là gì theo quy định?
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được xây dựng bao nhiêu năm?
- Phân loại hàng hóa trong hải quan được giải thích thế nào? Quy định về việc phân loại hàng hóa?
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?