Tình hình và kết quả công tác phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm trong năm 2022 như thế nào?

Tình hình và kết quả công tác phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm trong năm 2022 là như thế nào? - Câu hỏi của anh Lâm tại Hồ Chí Minh

Tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trong năm 2022 là như thế nào?

Căn cứ Mục I Phần thứ nhất Tình hình và kết quả công tác phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2022 ban hành kèm theo Quyết định 1331/QĐ-BYT năm 2023 Bộ Y tế đã có khái quát về tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trong năm 2022 như sau:

Trong những năm gần đây tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên thế giới diễn biến khó lường, khó dự báo. Trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày càng phát triển, các đại dịch nói chung đang tăng dần tần suất xuất hiện. Tình trạng ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, thiên tai, lụt bão, đô thị hóa và di dân gia tăng là điều kiện thuận lợi cho các dịch bệnh truyền nhiễm xuất hiện, lây lan và bùng phát.

Năm 2022, thế giới tiếp tục ghi nhận các trường hợp mắc, tử vong do các bệnh lây truyền từ động vật sang người, các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, mới nổi tại nhiều quốc gia, mới nhất là sự lây lan của bệnh Marburg tại khu vực châu Phi; một số bệnh lưu hành, bệnh có vắc xin dự phòng cũng gia tăng so mắc ở nhiều nơi.

- Trên thế giới

+ Tính đến nay, đã ghi nhận khoảng 678 triệu ca mắc COVID-19, trên 6,7 triệu ca tử vong kể từ đầu dịch. Trong năm 2022, thế giới đã ghi nhận 371,5 triệu ca ca mắc, 1,2 triệu trường hợp tử vong và liên tục xuất hiện các biến thể mới1.

+ Bệnh cúm mùa hàng năm vẫn ghi nhận khoảng hơn 1 tỷ trường hợp mắc, khoảng 3-5 triệu ca bệnh nặng và khoảng 291.000-646.000 ca tử vong. Bệnh đậu mùa khỉ và viêm gan cấp tính không rõ nguyên nhân đã xuất hiện và lây lan tại nhiều quốc gia, là các sự kiện y tế công cộng khẩn cấp toàn cầu cần quan tâm trong năm 2022. Bên cạnh đó, số mắc sốt xuất huyết trong năm 2022 cũng tăng cao tại nhiều quốc gia3.

- Tại Việt Nam

+ Từ đầu dịch đến nay, cả nước ghi nhận trên 11,5 triệu ca mắc COVID-19 và trên 43.000 trường hợp tử vong, Năm 2022, cả nước ghi nhận trên 9,7 triệu ca mắc; tỷ lệ ca nhiễm/1 triệu dân là 116.471 ca (đứng thứ 117/230 quốc gia, vùng lãnh thổ); có gần 10.800 ca tử vong, chiếm tỷ lệ 0,11% trên tổng số ca nhiễm của năm 2022; số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 139/230 quốc gia, vùng lãnh thổ. Trong nước đã ghi nhận sự xuất hiện nhiều biến thể phụ của Omicron4.

+ Năm 2022 cả nước ghi nhận trên 371.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết và 144 trường hợp tử vong; so với năm 2021, số mắc tăng hơn 5 lần, tử vong tăng 5,3 lần. Số mắc sốt xuất huyết trong năm 2022 cao hơn số mắc trung bình năm các giai đoạn trước. Trong năm 2022 ghi nhận 02 trường hợp đậu mùa khỉ là các trường hợp nhập cảnh từ nước ngoài và 01 trường hợp dương tính với cúm A(H5).

+ Ngoài ra, hầu hết các dịch bệnh truyền nhiễm khác ổn định, không ghi nhận các ổ dịch lớn trong cộng đồng; số mắc, tử vong giảm so với cùng kỳ năm 2021. Các dịch bệnh lưu hành, các bệnh có vắc xin dự phòng trong nước như cúm, tay chân miệng, sốt rét, sởi... cơ bản được kiểm soát.

Tình hình và kết quả công tác phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm trong năm 2022 là như thế nào?

Tình hình và kết quả công tác phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm trong năm 2022 là như thế nào? (Hình từ Internet)

Kết quả công tác phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm trong năm 2022 là như thế nào?

Căn cứ Mục III Phần thứ nhất Tình hình và kết quả công tác phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2022 ban hành kèm theo Quyết định 1331/QĐ-BYT năm 2023 Bộ Y tế có nêu những kết quả công tác phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm trong năm 2022 là:

- Với sự nỗ lực, đoàn kết, trách nhiệm và quyết tâm cao, ngành Y tế đã thực hiện hiệu quả các chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm đã từng bước được kiểm soát hiệu quả.

- Hiện nay, tình hình dịch COVID-19 vẫn đang được kiểm soát trên phạm vi cả nước, Công tác phòng chống dịch COVID-19 được triển khai quyết liệt, đồng bộ và đạt được nhiều kết quả tích cực. Các biện pháp phòng, chống dịch được áp dụng chủ động, sáng tạo, linh hoạt, phù hợp, đặc biệt là thành công trong chiến lược vắc xin.

Việc chuyển hướng chiến lược, nới lỏng các biện pháp kịp thời, đúng đắn tại những thời điểm quyết định để thực hiện hiệu quả chủ trương “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”. Cả nước đang tiếp tục đẩy mạnh thực hiện đồng bộ “đa mục tiêu” vừa sẵn sàng phòng, chống dịch, vừa thúc đẩy toàn diện các hoạt động kinh tế xã hội.

Nguyên nhân của những hạn chế trong công tác phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm trong năm 2022 là gì?

Căn cứ Mục IV Phần thứ nhất Tình hình và kết quả công tác phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2022 ban hành kèm theo Quyết định 1331/QĐ-BYT năm 2023 Bộ Y tế xác định nguyên nhân của những hạn chế trong công tác phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm trong năm 2022 là:

Ngoài lý do khách quan do ảnh hưởng của tình hình kinh tế - xã hội trong nước và thế giới, các vấn đề đã tồn tại nhưng chưa được giải quyết triệt để của hệ thống và tác động của đại dịch COVID-19, còn một số nguyên nhân như sau:

- Tình trạng ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, thiên tai, lụt bão; đô thị hóa và di dân và các thói quen cá nhân, vệ sinh an toàn thực phẩm không đảm bảo là điều kiện thuận lợi để dịch bệnh phát sinh, xuất hiện, lây lan và bùng phát.

- Tình trạng chủ quan, lơ là, thiếu chủ động, quyết liệt xảy ra tại một số nơi, một số thời điểm; sự vào cuộc của các cấp, các ngành chưa đồng bộ, nhất quán.

- Việc hướng dẫn, thể chế hóa một số chủ trương, chính sách chưa cụ thể, rõ ràng dẫn đến khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện.

- Hạn chế trong đầu tư, huy động nguồn lực xã hội dẫn đến hệ thống y tế dự phòng, y tế cơ sở chưa theo kịp sự phát triển của xã hội và nhu cầu của người dân.

Bệnh truyền nhiễm
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Hình thức và loại hình giám sát giám sát bệnh truyền nhiễm
Pháp luật
Bệnh sởi có nguy hiểm không? Triệu chứng bệnh sởi là gì? Trẻ em có thể tử vong do biến chứng của sởi phải không?
Pháp luật
Người tiếp xúc với người mắc bệnh truyền nhiễm nhóm B có phải cách ly y tế không? Cơ quan nào có thẩm quyền áp dụng biện pháp cách ly y tế?
Pháp luật
Bệnh đậu mùa có phải là bệnh truyền nhiễm nhóm A không? Người tiếp xúc với người mắc bệnh đậu mùa có phải cách ly không?
Pháp luật
Động vật mắc bệnh dại có được chữa trị không? Người chữa bệnh cho động vật mắc bệnh dại có bị xử phạt không?
Pháp luật
Bệnh sán lá ruột lớn là gì? Bệnh sán lá ruột lớn có phải là bệnh truyền nhiễm không? Các triệu chứng lâm sàng về bệnh sán lá ruột lớn?
Pháp luật
Người nhiễm bệnh sán lá ruột lớn thì có cần khai báo không? Nếu có mà khai báo thì bị phạt bao nhiêu?
Pháp luật
Tỷ lệ tử vong của dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A? Mẫu văn bản đề xuất nhân lực hỗ trợ xét nghiệm khi xảy ra dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A?
Pháp luật
Khi phát hiện động vật chết do bệnh truyền nhiễm thì chủ cơ sở chăn nuôi phải báo ngay cho cơ quan nào?
Pháp luật
Cố ý làm lây lan tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A thì bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Danh mục 10 bệnh truyền nhiễm và vắc xin, sinh phẩm y tế mới nhất phải sử dụng bắt buộc từ 1/8/2024 ra sao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bệnh truyền nhiễm
2,481 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bệnh truyền nhiễm

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bệnh truyền nhiễm

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào