Tình dục an toàn là gì? Khi tư vấn sức khỏe tiền hôn nhân có tư vấn về tình dục an toàn tuổi vị thành niên, thanh niên không?

Khi tư vấn sức khỏe tiền hôn nhân có tư vấn về tình dục an toàn tuổi vị thành niên, thanh niên không? Trình tự tiến hành tư vấn sức khỏe tiền hôn nhân theo các bước nào? Thắc mắc đến từ bạn L.H ở Long Thành.

Tình dục an toàn là gì?

Tình dục an toàn được giải thích tại khoản 1 Điều 4 Hướng dẫn chuyên môn về tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân ban hành kèm theo Quyết định 25/QĐ-BYT năm 2011 như sau:

Tình dục an toàn là những hành vi tình dục không có nguy cơ mắc bệnh LTQĐTD và mang thai ngoài ý muốn.

Theo đó, tình dục an toàn là những hành vi tình dục không có nguy cơ mắc bệnh LTQĐTD và mang thai ngoài ý muốn.

>> Lưu ý: Tại Điều 3 Hướng dẫn chuyên môn về tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân ban hành kèm theo Quyết định 25/QĐ-BYT năm 2011 như sau:

- VTN: Vị thành niên.

- SKTD: Sức khỏe tình dục.

- SKSS: Sức khỏe sinh sản

- KHHGĐ: Kế hoạch hóa gia đình.

- DS - KHHGĐ: Dân số - Kế hoạch hóa gia đình.

- BPTT: Biện pháp tránh thai.

- DCTC: Dụng cụ tử cung.

- LTQĐTD: Lây truyền qua đường tình dục.

- HIV: Là một loại virus gây nên hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người.

- AIDS: Là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người do virus HIV gây nên.

- NST: Nhiễm sắc thể.

- BMI (Body Mass Index): Là chỉ số để xác định tình trạng cơ thể của một người nào đó có bị béo phì, thừa cân hay quá gầy hay không (thông thường người ta dùng để tính toán mức độ béo phì).

Khi tư vấn sức khỏe tiền hôn nhân có tư vấn về tình dục an toàn tuổi vị thành niên, thanh niên không?

Nội dung tư vấn sức khỏe tiền hôn nhân theo Điều 8 Hướng dẫn chuyên môn về tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân ban hành kèm theo Quyết định 25/QĐ-BYT năm 2011 như sau:

Nội dung tư vấn
1. Tư vấn về SKSS đối với vị thành niên, thanh niên.
a. Tư vấn những vấn đề tâm sinh lý, tình bạn, tình yêu, tuổi vị thành niên, thanh niên.
b. Tư vấn tình dục an toàn tuổi vị thành niên, thanh niên.
2. Tư vấn về SKSS và KHHGĐ.
a. Tư vấn về KHHGĐ và các BPTT.
b. Tư vấn làm mẹ an toàn và chăm sóc trẻ sơ sinh.
c. Tư vấn phòng ngừa có thai ngoài ý muốn và phá thai an toàn.
d. Tư vấn về phòng tránh viêm nhiễm đường sinh sản, các bệnh LTQĐTD thường gặp và HIV/AIDS.
đ. Tư vấn những vấn đề về tình dục và sức khỏe tình dục.
3. Tư vấn phòng ngừa bạo lực tình dục.
4. Tư vấn về các bệnh di truyền thường gặp.
5. Tư vấn về các bệnh của bố, mẹ có thể sẽ liên quan đến bệnh, tật bẩm sinh của trẻ sơ sinh.

Theo đó, nội dung tư vấn sức khỏe tiền hôn nhân bao gồm:

Tư vấn về SKSS đối với vị thành niên, thanh niên.

- Tư vấn những vấn đề tâm sinh lý, tình bạn, tình yêu, tuổi vị thành niên, thanh niên.

- Tư vấn tình dục an toàn tuổi vị thành niên, thanh niên.

Tư vấn về SKSS và KHHGĐ.

- Tư vấn về KHHGĐ và các BPTT.

- Tư vấn làm mẹ an toàn và chăm sóc trẻ sơ sinh.

- Tư vấn phòng ngừa có thai ngoài ý muốn và phá thai an toàn.

- Tư vấn về phòng tránh viêm nhiễm đường sinh sản, các bệnh LTQĐTD thường gặp và HIV/AIDS.

- Tư vấn những vấn đề về tình dục và sức khỏe tình dục.

Tư vấn phòng ngừa bạo lực tình dục.

Tư vấn về các bệnh di truyền thường gặp.

Tư vấn về các bệnh của bố, mẹ có thể sẽ liên quan đến bệnh, tật bẩm sinh của trẻ sơ sinh.

Như vậy, khi tư vấn sức khỏe tiền hôn nhân có tư vấn về tình dục an toàn tuổi vị thành niên, thanh niên.

Tình dục an toàn

Tình dục an toàn (Hình từ Internet)

Trình tự tiến hành tư vấn sức khỏe tiền hôn nhân theo các bước nào?

Các bước tiến hành tư vấn sức khỏe tiền hôn nhân theo Điều 9 Hướng dẫn chuyên môn về tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân ban hành kèm theo Quyết định 25/QĐ-BYT năm 2011 như sau:

Bước 1: Làm quen

a. Chào hỏi, mời ngồi, tỏ thái độ thân mật và bình đẳng, tạo lòng tin cho khách hàng.

b. Tự giới thiệu tên và chức danh của cán bộ tư vấn với khách hàng.

c. Hỏi thăm khách hàng, gợi ý, tìm hiểu, nắm bắt mong muốn của khách hàng.

Bước 2: Định hướng buổi tư vấn cho khách hàng

a. Cán bộ tư vấn trình bày về mục đích, nội dung của buổi tư vấn và đề nghị khách hàng trình bày yêu cầu của mình.

b. Gợi mở cho khách hàng những nội dung, lĩnh vực còn chưa rõ, cần được giải đáp. Mỗi lần tư vấn cần tập trung vào giải quyết một hoặc một vài vấn đề quan trọng mà khách hàng đang bức xúc, lo lắng, quan tâm nhất.

Bước 3: Lắng nghe nhu cầu của khách hàng.

a. Cán bộ tư vấn phải tập trung lắng nghe khách hàng trình bày.

b. Ghi chép đầy đủ các ý kiến thắc mắc của khách hàng.

c. Có thể gợi ý cho khách hàng phát triển ý kiến của mình.

Bước 4: Trao đổi

a. Cán bộ tư vấn trao đổi, giải đáp lần lượt các ý kiến của khách hàng.

b. Trong khi trao đổi, giải đáp có thể hỏi thêm những vấn đề khách hàng còn chưa rõ, đang băn khoăn.

c. Những nội dung chưa giải đáp được có thể bảo lưu để giải đáp lần sau.

Bước 5: Hẹn gặp lại.

a. Cán bộ tư vấn tổng hợp, nhắc lại những nội dung chính đã được trao đổi tại buổi tư vấn, những thắc mắc chưa được giải đáp (hẹn lần sau).

b. Khẳng định việc khám sức khỏe là hết sức cần thiết cho các đôi nam, nữ chuẩn bị kết hôn và khuyến khích khách hàng được tư vấn nên khám sức khỏe trước khi đăng ký kết hôn nhằm:

- Bảo đảm cuộc hôn nhân bền vững.

- Sinh ra những đức trẻ khỏe mạnh.

- Phòng tránh các bệnh LTQĐTD.

- Thông báo cho khách hàng những nội dung, những công việc cán bộ tư vấn có thể hỗ trợ được cho khách hàng.

c. Nếu khách hàng đồng ý khám sức khỏe thì giới thiệu họ đến với các cơ sở khám sức khỏe tiền hôn nhân; nếu họ muốn xét nghiệm HIV thì giới thiệu họ đến với các cơ sở tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện.

d. Trao đổi với khách hàng về số điện thoại liên lạc giữa hai bên, thời gian có thể gặp lại lần sau …

Bước 6: Lưu trữ hồ sơ tư vấn (đánh dấu, phân loại).

Kiểm tra sức khỏe tiền hôn nhân
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Khám sức khỏe tiền hôn nhân là khám những gì? Khi kết hôn có yêu cầu giấy khám sức khỏe tiền hôn nhân không?
Pháp luật
Tư vấn sức khỏe tiền hôn nhân được hiểu là gì? Tư vấn sức khỏe tiền hôn nhân bao gồm những nội dung nào?
Pháp luật
Mục đích của khám sức khỏe tiền hôn nhân là gì? Có bắt buộc khám sức khỏe tiền hôn nhân hay không?
Pháp luật
Tình dục an toàn là gì? Khi tư vấn sức khỏe tiền hôn nhân có tư vấn về tình dục an toàn tuổi vị thành niên, thanh niên không?
Pháp luật
Tiền hôn nhân và khám sức khỏe tiền hôn nhân là gì? Trình tự khám sức khỏe tiền hôn nhân thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Những đối tượng nào cần được vận động đi kiểm tra sức khoẻ trước khi có ý định sinh con? Kết quả khám sức khỏe tiền hôn nhân có được giữ bí mật hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Kiểm tra sức khỏe tiền hôn nhân
Nguyễn Anh Hương Thảo Lưu bài viết
1,055 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Kiểm tra sức khỏe tiền hôn nhân

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Kiểm tra sức khỏe tiền hôn nhân

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào