Chứng cứ là gì? Tin nhắn chụp màn hình thì có được xem là chứng cứ trong một vụ án không?
Chứng cứ là gì?
Căn cứ theo Điều 86 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về chứng cứ cụ thể như sau:
"Điều 86: Chứng cứ
Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định, được dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án."
Nguồn của chứng cứ
Căn cứ theo Điều 87 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về nguồn của chứng cứ, bao gồm:
"Điều 87. Nguồn chứng cứ
1. Chứng cứ được thu thập, xác định từ các nguồn:
a) Vật chứng;
b) Lời khai, lời trình bày;
c) Dữ liệu điện tử;
d) Kết luận giám định, định giá tài sản;
đ) Biên bản trong hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án;
e) Kết quả thực hiện ủy thác tư pháp và hợp tác quốc tế khác;
g) Các tài liệu, đồ vật khác.
2. Những gì có thật nhưng không được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì không có giá trị pháp lý và không được dùng làm căn cứ để giải quyết vụ án hình sự."
Vật chứng
Căn cứ theo Điều 89 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định cụ thể về vật chứng như sau:
"Điều 89. Vật chứng
Vật chứng là vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội, vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm, tiền hoặc vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội hoặc có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án."
Lời khai, lời trình bày
Lời khai, lời trình bày được quy định tại từ Điều 91 tới Điều 98 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 cụ thể như sau:
- Lời khai của người làm chứng:
+ Người làm chứng trình bày những gì mà họ biết nguồn tin về tội phạm, về vụ án, nhân thân của người bị buộc tội, bị hại, quan hệ giữa họ với người bị buộc tội, bị hại, người làm chứng khác và trả lời những câu hỏi đặt ra.
+ Không được dùng làm chứng cứ những tình tiết do người làm chứng trình bày nếu họ không thể nói rõ vì sao biết được tình tiết đó.
- Lời khai của bị hại:
+ Bị hại trình bày những tình tiết về nguồn tin về tội phạm, vụ án, quan hệ giữa họ với người bị buộc tội và trả lời những câu hỏi đặt ra.
+ Không được dùng làm chứng cứ những tình tiết do bị hại trình bày nếu họ không thể nói rõ vì sao biết được tình tiết đó.
- Lời khai của nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự:
+ Nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự trình bày những tình tiết liên quan đến việc bồi thường thiệt hại do tội phạm gây ra.
+ Không được dùng làm chứng cứ những tình tiết do nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự trình bày nếu họ không thể nói rõ vì sao biết được tình tiết đó.
- Lời khai của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án:
+ Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án trình bày những tình tiết trực tiếp liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ.
+ Không được dùng làm chứng cứ những tình tiết do người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án trình bày nếu họ không thể nói rõ vì sao biết được tình tiết đó.
- Lời khai của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, người phạm tội tự thú, đầu thú, người bị bắt, bị tạm giữ: Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, người phạm tội tự thú, đầu thú, người bị bắt, bị tạm giữ trình bày những tình tiết liên quan đến việc họ bị nghi thực hiện tội phạm.
- Lời khai của người tố giác, báo tin về tội phạm: Người tố giác, báo tin về tội phạm trình bày những tình tiết liên quan đến việc họ tố giác, báo tin về tội phạm.
- Lời khai của người chứng kiến: Người chứng kiến trình bày những tình tiết mà họ đã chứng kiến trong hoạt động tố tụng.
- Lời khai của bị can, bị cáo:
+ Bị can, bị cáo trình bày những tình tiết của vụ án.
+ Lời nhận tội của bị can, bị cáo chỉ có thể được coi là chứng cứ nếu phù hợp với những chứng cứ khác của vụ án.
+ Không được dùng lời nhận tội của bị can, bị cáo làm chứng cứ duy nhất để buộc tội, kết tội.
Dữ liệu điện tử
Căn cứ theo Điều 99 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về dữ liệu điện tử như sau:
"Điều 99. Dữ liệu điện tử
1. Dữ liệu điện tử là ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự được tạo ra, lưu trữ, truyền đi hoặc nhận được bởi phương tiện điện tử.
2. Dữ liệu điện tử được thu thập từ phương tiện điện tử, mạng máy tính, mạng viễn thông, trên đường truyền và các nguồn điện tử khác.
3. Giá trị chứng cứ của dữ liệu điện tử được xác định căn cứ vào cách thức khởi tạo, lưu trữ hoặc truyền gửi dữ liệu điện tử; cách thức bảo đảm và duy trì tính toàn vẹn của dữ liệu điện tử; cách thức xác định người khởi tạo và các yếu tố phù hợp khác."
Kết luận giám định
Điều 100 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về kết luận giám định như sau:
"Điều 100. Kết luận giám định
1. Kết luận giám định là văn bản do cá nhân hoặc cơ quan, tổ chức giám định lập để kết luận chuyên môn về những vấn đề được trưng cầu, yêu cầu giám định.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân kết luận về vấn đề được trưng cầu, yêu cầu giám định và phải chịu trách nhiệm về kết luận đó.
Nếu việc giám định do tập thể giám định tiến hành thì tất cả thành viên đều ký vào bản kết luận. Trường hợp có ý kiến khác nhau thì mỗi người ghi ý kiến kết luận của mình vào bản kết luận.
3. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng không đồng ý với kết luận giám định thì phải nêu rõ lý do, nếu kết luận chưa rõ hoặc chưa đầy đủ thì quyết định giám định bổ sung hoặc giám định lại theo thủ tục chung quy định tại Bộ luật này.
4. Kết luận giám định của người được trưng cầu giám định thuộc trường hợp phải từ chối hoặc thay đổi thì không có giá trị pháp lý và không được dùng làm căn cứ để giải quyết vụ án."
Biên bản về hoạt động kiểm tra, xác minh nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử
Điều 102 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định biên bản hoạt động về kiểm tra, xác minh nguồn tin về tội phạm, khời tố, điều tra, truy tố, xét xử như sau:
"Điều 102. Biên bản về hoạt động kiểm tra, xác minh nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử
Những tình tiết được ghi trong biên bản về hoạt động kiểm tra, xác minh nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử được lập theo quy định của Bộ luật này có thể được coi là chứng cứ."
Kết quả thực hiện ủy thác tư pháp và hợp tác quốc tế khác
Điều 103 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về kết quả thực hiện ủy thác tư pháp và hợp tác quốc tế như sau:
"Điều 103. Kết quả thực hiện ủy thác tư pháp và hợp tác quốc tế khác
Kết quả thực hiện ủy thác tư pháp và hợp tác quốc tế khác do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cung cấp có thể được coi là chứng cứ nếu phù hợp với chứng cứ khác của vụ án."
Các tài liệu, đồ vật khác trong vụ án
Điều 104 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về các tài liệu, đồ vật khác trong vụ án như sau:
"Điều 104. Các tài liệu, đồ vật khác trong vụ án
Những tình tiết liên quan đến vụ án ghi trong tài liệu, đồ vật do cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp có thể được coi là chứng cứ. Trường hợp tài liệu, đồ vật này có đặc điểm quy định tại Điều 89 của Bộ luật này thì được coi là vật chứng."
Tin nhắn chụp màn hình có được xem là chứng cứ hợp pháp không?
Tin nhắn chụp màn hình có được xem là chứng cứ không?
Căn cứ theo Điều 10 Luật Giao dịch điện tử 2005 quy định về thông điệp dữ liệu cụ thể như sau:
"Điều 10. Hình thức thể hiện thông điệp dữ liệu
Thông điệp dữ liệu được thể hiện dưới hình thức trao đổi dữ liệu điện tử, chứng từ điện tử, thư điện tử, điện tín, điện báo, fax và các hình thức tương tự khác."
Và Điều 11 Luật Giao dịch điện tử 2005 quy định rõ về giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu như sau:
"Điều 11. Giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu
Thông tin trong thông điệp dữ liệu không bị phủ nhận giá trị pháp lý chỉ vì thông tin đó được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu."
Đồng thời, Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định rằng thông điệp dữ liệu (hay còn gọi là dữ liệu điện tử) là một trong số các nguồn của chứng cứ. Như vậy, tin nhắn cũng được xem là chứng cứ,
Tuy nhiên, tin nhắn chụp màn hình cũng chưa chắc là một chứng cứ. Để tin nhắn chụp màn hình là chứng cứ thì cần phải đáp ứng được các yêu cầu sau:
- Sự thật: Tin nhắn chụp màn hình phải đảm bảo được tính khách quan, đúng sự thật, không có sự gian dối, có nguồn gốc rõ ràng, không bị làm cho sai lệnh, biến dạng. Khi tìm thấy tin nhắn, tin nhắn phải đang đươc lưu trên dữ liệu máy tính, điện thoại, máy tính bảng,...
- Hợp pháp: Tin nhắn chụp màn hình được xem là chứng cứ phải bảo đảm được tính hợp pháp của nó ở đây. Khi thu thập, tin nhắn chụp màn hình, mọi thứ phải được diễn ra đúng luật, sử dụng công nghệ được cơ quan pháp luật công nhận,... và Cơ quan điều tra phải thu thập chứng cứ đúng luật.
- Tin nhắn phải liên quan đến vụ án: Tin nhắn chụp màn hình thu được có liên quan đến hành vi phạm tội
Như vậy, tin nhắn chụp màn hình được xem là chứng cứ khi nó bảo đảm được tính chính xác, tính hợp pháp và bảo đảm đó là sự thật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?
- Liên hệ bản thân về 19 điều Đảng viên không được làm? Liên hệ bản thân về những điều Đảng viên không được làm?
- Nhân viên y tế học đường là gì? Mức hỗ trợ phụ cấp cho nhân viên y tế học đường hiện nay là bao nhiêu?