Tin học hóa các tài liệu nguyên thủy trong điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản được quy định như thế nào?

Xin cho hỏi: Tài liệu thu nhập đối với các đối tượng địa chất về khoáng sản gồm những nội dung nào? Tài liệu nguyên thủy phản ánh các đối tượng địa chất về khoáng sản được bảo quản như thế nào? Tin học hóa các tài liệu nguyên thủy trong điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản được quy định như thế nào? - Câu hỏi của anh Đăng Khôi (TP. HCM)

Tài liệu thu nhập đối với các đối tượng địa chất về khoáng sản gồm những nội dung nào?

tai-lieu-nguyen-thuy-trong-dieu-tra-co-ban-dia-chat-ve-khoang-san

Tài liệu nguyên thủy phản ánh các đối tượng địa chất về khoáng sản được bảo quản như thế nào? (Hình từ Internet)

Theo Điều 6 Thông tư 43/2016/TT-BTNMT quy định như sau:

Thu thập tài liệu đối với các đối tượng địa chất
1. Đá trầm tích trước Đệ tứ
a) Mô tả tên đá, màu sắc, chiều dày các lớp, thành phần hạt vụn, xi măng gắn kết, mức độ gắn kết, biến đổi, các đặc điểm về cấu tạo, kiến trúc;
b) Đặc điểm phân lớp; mức độ xen kẹp; thế nằm; quan hệ giữa các lớp, tập trầm tích và quan hệ giữa chúng với các thành tạo khác; đặc điểm biến chất, biến dạng;
c) Các di tích sinh vật, tuổi dự kiến.
2. Trầm tích bở rời
a) Đặc điểm phân lớp: chiều dày, tính phân lớp, mức độ xen kẹp;
b) Thành phần, độ hạt, cấu tạo, màu sắc của các lớp;
c) Trạng thái trầm tích (cứng, dẻo, vụn bở);
d) Di tích sinh vật;
đ) Dự kiến tuổi và nguồn gốc của các lớp.
3. Đá magma
a) Tên các loại đá, quan hệ giữa chúng và với các đá khác;
b) Đối với từng loại đá: màu sắc, thành phần khoáng vật, đặc điểm kiến trúc, cấu tạo, đặc điểm biến dạng, các biến đổi thứ sinh.
4. Đá biến chất
a) Tên các loại đá có mặt tại vị trí khảo sát;
b) Đối với từng loại đá: thành phần khoáng vật, đặc điểm kiến trúc, cấu tạo, màu sắc;
c) Dự kiến kiểu biến chất và tướng biến chất.
5. Các thể địa chất dạng mạch
a) Hình dạng, kích thước, thế nằm;
b) Vị trí và quan hệ với cấu trúc địa chất và các đá vây quanh;
c) Đặc điểm tiếp xúc và các biến đổi nội, ngoại tiếp xúc;
d) Tên đá, màu sắc, đặc điểm kiến trúc, cấu tạo, thành phần khoáng vật.
6. Các đặc điểm biến dạng
a) Nếp uốn:
- Xác định các hệ thống uốn nếp, quan hệ giữa chúng và quan hệ với các cấu tạo khác (khe nứt, đứt gãy);
- Mỗi hệ thống uốn nếp: quy mô, đặc điểm nếp uốn (cân xứng, nghiêng, đảo), thế nằm và đặc điểm mặt trục, đường phương và góc nghiêng của trục nếp uốn, thế nằm 2 cánh;
- Khoáng hóa liên quan.
b) Đứt gãy:
- Xác định các hệ thống đứt gãy;
- Đối với mỗi đứt gãy: xác định sơ bộ quy mô đứt gãy; các thế nằm mặt trượt (đo thế nằm phải mô tả diện tích, chiều dài theo đường phương); góc nghiêng và đặc điểm vết xước, đường trượt; tính chất dịch chuyển (thuận, nghịch, trượt bằng); quan hệ với các đối tượng địa chất khác;
- Khoáng hóa liên quan.
c) Khe nứt:
- Xác định các hệ thống khe nứt, quan hệ giữa chúng và với các đối tượng địa chất khác;
- Đối với mỗi hệ thống khe nứt: xác định đặc điểm, chiều dài, độ mở, thế nằm mặt khe nứt; quan hệ với các đối tượng địa chất khác;
- Khoáng hóa liên quan.
7. Các đá trong đới dập vỡ, phá hủy kiến tạo
a) Xác định quy mô phân bố, các loại đá, quan hệ giữa chúng và với các đối tượng địa chất khác;
b) Đối với từng loại đá: xác định tên đá (dăm kết, milonit và các đá khác), màu sắc, nguồn gốc ban đầu, quy mô, hình dạng phân bố, quan hệ với các đối tượng địa chất khác;
c) Khoáng hóa liên quan.
8. Các thân quặng, biểu hiện khoáng sản
a) Tên khoáng sản;
b) Hình thái phân bố: quy mô, hình thái, thế nằm;
c) Quan hệ với đá vây quanh;
d) Các đặc điểm biến dạng của đá và quặng;
đ) Đặc điểm các đá biến đổi: tên đá, màu sắc, đặc điểm kiến trúc, cấu tạo, thành phần khoáng vật;
e) Cấu tạo và đặc điểm phân bố quặng;
g) Thành phần khoáng vật, dự đoán tỷ lệ hàm lượng thành phần có ích, các đặc điểm xác định chất lượng khoáng sản.
9. Địa mạo
a) Đặc điểm sườn: hình dạng, độ dốc sườn; lớp phủ deluvi, các hiện tượng phá hủy sườn;
b) Đặc điểm đường chia nước: hình dạng, bề mặt bóc mòn, tích tụ bở rời;
c) Đặc điểm thung lũng: hình dạng thung lũng, đặc điểm dòng chảy;
d) Đặc điểm các tích tụ dọc sông, suối (thềm, bãi bồi): hình dạng, quy mô phân bố; chiều dày và đặc điểm trầm tích;
đ) Đặc điểm biến đổi bề mặt địa hình và các yếu tố gây biến đổi bề mặt.
10. Vỏ phong hóa
a) Màu sắc, cấu trúc mặt cắt vỏ phong hóa, phân chia các đới sản phẩm;
b) Bề dày lớp vỏ phong hóa và từng đới sản phẩm;
c) Các thành phần có ích trong các đới sản phẩm;
d) Đá gốc tạo vỏ phong hóa;
đ) Đặc điểm phân bố, diện phân bố.
Điều 7. Nhật ký địa chất
1. Nhật ký địa chất được thành lập cho từng dạng công việc hoặc một vài dạng công việc khi được tiến hành đồng thời trên một lộ trình hoặc một tuyến công trình.
2. Các điểm lộ, điểm quan sát phải có tọa độ; trên đất liền phải mô tả đặc điểm địa hình, địa vật đặc trưng dễ nhận biết.
3. Mô tả quy mô vết lộ; đặc điểm, dấu hiệu địa chất đặc trưng; tên các loại mẫu đã lấy; các thông tin tương ứng được thu thập theo quy định tại Điều 6 của Thông tư này.
4. Các hình vẽ vết lộ trong nhật ký phải có phương vị, kích thước, chỉ dẫn các ký hiệu, chữ viết tắt, vị trí lấy mẫu các loại.
5. Các ảnh chụp vết lộ cần được ghi đầy đủ trong nhật ký gồm phương vị ảnh và các thông tin liên quan.
6. Đối với lộ trình khảo sát địa chất trên đất liền, giữa các điểm khảo sát phải được mô tả liên tục.
7. Sau một vài lộ trình, tuyến khảo sát phải có tổng hợp, nhận xét về đặc điểm địa chất, khoáng sản.
8. Quy cách nhật ký phải thống nhất trong mỗi đề án, nhiệm vụ. Trang bên phải nhật ký được sử dụng để mô tả địa chất; trang trái thể hiện các bản vẽ, ký hiệu các mẫu đã lấy và kết quả phân tích mẫu, các kết quả khảo sát bổ sung. Hình thức nhật ký được quy định tại Mẫu số 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
9. Phiếu điều tra, khảo sát sử dụng như đối với nhật ký, thay thế cho nhật ký trong trường hợp có yêu cầu riêng. Nội dung phiếu phải có đủ các thông tin xác định đặc điểm của đối tượng địa chất cần điều tra, khảo sát.

Theo đó, căn cứ trên đây quy định những nội dung khi thu nhập tài liệu đối với các đối tượng địa chất về khoáng sản.

Tài liệu nguyên thủy phản ánh các đối tượng địa chất về khoáng sản được bảo quản như thế nào?

Theo Điều 5 Thông tư 43/2016/TT-BTNMT quy định như sau:

Bảo quản tài liệu nguyên thủy
1. Tài liệu nguyên thủy (trừ mẫu nước, mẫu khí) phải được bảo quản trong suốt quá trình thi công đề án.
2. Sau khi báo cáo hoàn thành được cấp thẩm quyền phê duyệt, tài liệu nguyên thủy được nộp Lưu trữ Địa chất 01 (một) bộ ở dạng tài liệu lưu trữ điện tử theo quy định tại Thông tư số 12/2013/TT-BTNMT ngày 05 tháng 6 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về việc giao nộp, thu nhận, lưu giữ, bảo quản và cung cấp dữ liệu về địa chất, khoáng sản.
3. Bảo quản mẫu vật địa chất sau khi báo cáo được cấp thẩm quyền phê duyệt
a) Mẫu lõi khoan: kiểm tra lại ảnh chụp đảm bảo đầy đủ và sắp xếp theo từng lỗ khoan, lựa chọn mẫu nộp Bảo tàng Địa chất, rút gọn theo quy định.
b) Mẫu cục quan sát, mẫu quặng: sắp xếp, chụp ảnh theo mặt cắt. Những mẫu có cấu tạo đặc trưng, mẫu cổ sinh, mẫu quặng được chụp ảnh riêng kèm theo kết quả phân tích;
c) Toàn bộ ảnh chụp được sắp xếp thành các thư mục và đưa vào thư mục ảnh theo quy định tại điểm đ Khoản 2 Điều 16 Thông tư này;
d) Các loại mẫu sau khi nộp Bảo tàng Địa chất được rút gọn, lưu trữ cùng với các tài liệu nguyên thủy khác theo quy định.

Theo đó, căn cứ quy định trên thì tài liệu nguyên thủy (trừ mẫu nước, mẫu khí) phải được bảo quản trong suốt quá trình thi công đề án.

- Sau khi báo cáo hoàn thành được cấp thẩm quyền phê duyệt, tài liệu nguyên thủy được nộp Lưu trữ Địa chất 01 (một) bộ ở dạng tài liệu lưu trữ điện tử theo quy định tại Chương II Thông tư 12/2013/TT-BTNMT.

- Bảo quản mẫu vật địa chất sau khi báo cáo được cấp thẩm quyền phê duyệt

+ Mẫu lõi khoan: kiểm tra lại ảnh chụp đảm bảo đầy đủ và sắp xếp theo từng lỗ khoan, lựa chọn mẫu nộp Bảo tàng Địa chất, rút gọn theo quy định.

+ Mẫu cục quan sát, mẫu quặng: sắp xếp, chụp ảnh theo mặt cắt. Những mẫu có cấu tạo đặc trưng, mẫu cổ sinh, mẫu quặng được chụp ảnh riêng kèm theo kết quả phân tích;

+ Toàn bộ ảnh chụp được sắp xếp thành các thư mục và đưa vào thư mục ảnh theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 16 Thông tư 43/2016/TT-BTNMT;

+ Các loại mẫu sau khi nộp Bảo tàng Địa chất được rút gọn, lưu trữ cùng với các tài liệu nguyên thủy khác theo quy định.

Tin học hóa các tài liệu nguyên thủy trong điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản được quy định như thế nào?

Theo Điều 16 Thông tư 43/2016/TT-BTNMT quy định các tài liệu nguyên thủy của mỗi đề án được tin học hóa, sắp xếp thành bộ tài liệu nguyên thủy và nộp vào Lưu trữ Địa chất cùng với báo cáo tổng kết.

- Tài liệu nguyên thủy được sắp xếp thành cây thư mục, gồm các thư mục chính và các thư mục con theo từng chuyên ngành, theo tính chất công việc của chuyên ngành.

- Tổ chức dữ liệu như sau:

+ Nhật ký: Các sổ nhật ký sắp xếp thành cây thư mục theo nhóm và chuyên ngành, được scan hoặc chụp ảnh đầy đủ nội dung và tổ chức thành các file PDF theo từng sổ. Các nhật ký được lưu trữ trong các thư mục riêng của từng tác giả theo từng chuyên ngành;

+ Bản đồ (dạng ảnh, dạng số, dạng giấy): Bản đồ dạng giấy phải được scan. Tổ chức lưu trữ trong thư mục theo chuyên ngành;

+ Bản vẽ công trình: Các bản vẽ công trình được nhóm theo loại công trình, scan và lưu trữ cùng thư mục bản vẽ thi công thể hiện các công trình đó. Các tập thiết đồ công trình này được ghép thành các file PDF;

+ Phiếu gửi mẫu, kết quả phân tích mẫu: sắp xếp cây thư mục theo loại mẫu. Các phiếu phân tích cùng loại gộp thành tập và tổ chức thành file PDF; các kết quả phân tích đã ở dạng số (file word, excel) có thể giữ nguyên và tổ chức thành các thư mục theo dạng phân tích.

+) Ảnh chụp: Các ảnh chụp phải thể hiện rõ vị trí và thời gian. Nếu là ảnh vết lộ, công trình, phải có thước tỷ lệ hoặc vật thể xác định kích thước đối tượng trên ảnh. Ảnh chụp theo lộ trình được lưu cùng sổ nhật ký. Các ảnh đơn lẻ không theo lộ trình, ảnh mẫu lõi khoan, mẫu cục quan sát và mẫu quặng được tổ chức thành thư mục riêng.

Điều tra địa chất về khoáng sản
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Đứt gãy tầng địa chất là gì? Đứt gãy tầng địa chất có thể gây ra nguy cơ sạt lở đất đá hay không?
Pháp luật
Tin học hóa các tài liệu nguyên thủy trong điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản được quy định như thế nào?
Pháp luật
Khi nào phải thành lập mặt cắt chi tiết trong quá trình thi công nhiệm vụ điều tra địa chất về khoáng sản?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Điều tra địa chất về khoáng sản
1,187 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Điều tra địa chất về khoáng sản

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Điều tra địa chất về khoáng sản

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào