Tín đồ là gì? Tổ chức tôn giáo trước khi cử tín đồ tham gia hoạt động tôn giáo, đào tạo tôn giáo ở nước ngoài cần làm gì?
Tín đồ là gì?
Tín đồ được giải thích theo khoản 6 Điều 2 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 như sau:
Tín đồ là người tin, theo một tôn giáo và được tổ chức tôn giáo đó thừa nhận.
Tín đồ là gì? (Hình từ Internet)
Tổ chức tôn giáo đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung cho tín đồ tại nơi chưa đủ điều kiện thành lập tổ chức tôn giáo trực thuộc khi đáp ứng đủ điều kiện gì?
Điều kiện đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung được quy định theo khoản 1 Điều 16 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 như sau:
Điều kiện đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung
1. Tổ chức tôn giáo đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung cho tín đồ tại những nơi chưa đủ điều kiện thành lập tổ chức tôn giáo trực thuộc; tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung cho những người thuộc tổ chức khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Có địa điểm hợp pháp để sinh hoạt tôn giáo;
b) Nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung có người đại diện là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; không trong thời gian bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo; không có án tích hoặc không phải là người đang bị buộc tội theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự;
c) Nội dung sinh hoạt tôn giáo không thuộc trường hợp quy định tại Điều 5 của Luật này.
2. Những người theo tôn giáo không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này được đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung khi đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này và các điều kiện sau đây:
a) Có giáo lý, giáo luật;
b) Tên của nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung không trùng với tên tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức đã được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo, tên tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội hoặc tên danh nhân, anh hùng dân tộc.
Theo quy định trên, tổ chức tôn giáo đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung cho tín đồ tại những nơi chưa đủ điều kiện thành lập tổ chức tôn giáo trực thuộc khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Có địa điểm hợp pháp để sinh hoạt tôn giáo;
- Nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung có người đại diện là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
Không trong thời gian bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo;
Không có án tích hoặc không phải là người đang bị buộc tội theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự;
- Nội dung sinh hoạt tôn giáo không thuộc các hành vi bị nghiêm cấm quy định tại Điều 5 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016.
Tổ chức tôn giáo trước khi cử tín đồ tham gia hoạt động tôn giáo, đào tạo tôn giáo ở nước ngoài cần phải làm gì?
Việc tham gia hoạt động tôn giáo, đào tạo tôn giáo ở nước ngoài được quy định tại Điều 50 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 dưới đây:
Tham gia hoạt động tôn giáo, đào tạo tôn giáo ở nước ngoài
1. Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc trước khi cử chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ tham gia hoạt động tôn giáo, đào tạo tôn giáo ở nước ngoài có trách nhiệm gửi hồ sơ đề nghị đến cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương.
2. Hồ sơ đề nghị gồm:
a) Văn bản đề nghị nêu rõ tên tổ chức, mục đích, chương trình, thời gian, địa điểm hoạt động tôn giáo, đào tạo tôn giáo ở nước ngoài;
b) Giấy mời hoặc văn bản chấp thuận tham gia hoạt động tôn giáo, đào tạo của tổ chức tôn giáo ở nước ngoài.
3. Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do.
Như vậy, tổ chức tôn giáo trước khi cử tín đồ tham gia hoạt động tôn giáo, đào tạo tôn giáo ở nước ngoài có trách nhiệm gửi hồ sơ đề nghị đến cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương.
Hồ sơ đề nghị gồm:
- Văn bản đề nghị nêu rõ tên tổ chức, mục đích, chương trình, thời gian, địa điểm hoạt động tôn giáo, đào tạo tôn giáo ở nước ngoài;
- Giấy mời hoặc văn bản chấp thuận tham gia hoạt động tôn giáo, đào tạo của tổ chức tôn giáo ở nước ngoài.
Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?
- Trọng tài quy chế là gì? Nguyên đơn làm đơn khởi kiện có được áp dụng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quy chế không?
- Kiểm tra chứng từ đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được thực hiện thế nào?
- Có được tự chế bình xịt hơi cay mini tự vệ vào ban đêm không? Trang bị bình xịt hơi cay bên người có bị phạt không?
- Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng là gì? Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng trong trường hợp nào?