Tiêu hủy chứng từ kế toán điện tử là gì? Việc tiêu hủy chứng từ kế toán điện tử tại Ngân hàng Nhà nước được thực hiện như thế nào?
Tiêu hủy chứng từ kế toán điện tử là gì?
Tiêu hủy chứng từ kế toán điện tử được giải thích tại khoản 6 Điều 3 Thông tư 38/2013/TT-NHNN như sau:
6. Tiêu hủy chứng từ điện tử là làm cho chứng từ điện tử không thể truy cập và tham chiếu đến thông tin chứa trong nó.
7. Cách viết chữ số theo thông lệ quốc tế là việc sử dụng dấu phân cách số tự nhiên là dấu phẩy (,) sau chữ số hàng nghìn, triệu, tỷ, nghìn tỷ, triệu tỷ, tỷ tỷ và sử dụng dấu chấm (.) sau chữ số hàng đơn vị trên chứng từ kế toán.
8. Bản dịch mẫu là bản dịch ra tiếng Việt của các mẫu chứng từ ghi bằng tiếng nước ngoài hoặc bản dịch chứng từ đầu tiên đối với các chứng từ ghi bằng tiếng nước ngoài phát sinh nhiều lần, có nội dung giống nhau.
Như vậy, theo quy định trên thì tiêu hủy chứng từ kế toán điện tử là làm cho chứng từ điện tử không thể truy cập và tham chiếu đến thông tin chứa trong nó.
Tiêu hủy chứng từ kế toán điện tử là gì? (Hình từ Internet)
Việc tiêu hủy chứng từ kế toán điện tử tại Ngân hàng Nhà nước được thực hiện như thế nào?
Việc tiêu hủy chứng từ kế toán điện tử tại Ngân hàng Nhà nước được thực hiện theo quy định tại Điều 7 Thông tư 38/2013/TT-NHNN như sau:
Hủy và tiêu hủy chứng từ điện tử
Việc hủy và tiêu hủy chứng từ điện tử tại Ngân hàng Nhà nước được thực hiện theo quy định tại Điều 15, Điều 23 Nghị định số 35/2007/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ về giao dịch điện tử trong lĩnh vực ngân hàng và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Theo đó tại Điều 23 Nghị định 35/2007/NĐ-CP như sau:
Tiêu hủy chứng từ điện tử
1. Tiêu hủy chứng từ điện tử là làm cho chứng từ điện tử không thể truy cập và tham chiếu đến thông tin chứa trong nó.
2. Chứng từ điện tử đã hết thời hạn lưu trữ theo quy định, nếu không có chỉ định nào hác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì được tiêu hủy.
3. Việc tiêu hủy chứng từ điện tử không được làm ảnh hưởng đến tính toàn vẹn của các thông điệp dữ liệu chưa được tiêu hủy và hoạt động bình thường của hệ thống thông tin.
Như vậy, theo quy định trên thì việc tiêu hủy chứng từ điện tử tại Ngân hàng Nhà nước được thực hiện như sau:
- Tiêu hủy chứng từ điện tử là làm cho chứng từ điện tử không thể truy cập và tham chiếu đến thông tin chứa trong nó.
- Chứng từ điện tử đã hết thời hạn lưu trữ theo quy định, nếu không có chỉ định nào hác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì được tiêu hủy.
- Việc tiêu hủy chứng từ điện tử không được làm ảnh hưởng đến tính toàn vẹn của các thông điệp dữ liệu chưa được tiêu hủy và hoạt động bình thường của hệ thống thông tin.
Người được giao nhiệm vụ bảo quản lưu trữ chứng từ kế toán điện tử tại Ngân hàng Nhà nước có được cho phép tổ chức sử dụng chứng từ kế toán điện tử lưu trữ không?
Người được giao nhiệm vụ bảo quản lưu trữ chứng từ kế toán điện tử tại Ngân hàng Nhà nước có được cho phép tổ chức sử dụng chứng từ kế toán điện tử lưu trữ không, thì theo quy định tại điểm c khoản 4 Điều 8 Thông tư 38/2013/TT-NHNN như sau:
Trách nhiệm thực hiện
1. Đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước:
a) Tổ chức thực hiện dịch chứng từ ghi bằng tiếng nước ngoài ra tiếng Việt để ghi sổ kế toán tại đơn vị, đảm bảo tính chính xác, đầy đủ theo quy định tại Điều 4 Thông tư này;
b) Tổ chức thực hiện lưu trữ, hủy và tiêu hủy chứng từ điện tử theo quy định tại Điều 6, Điều 7 Thông tư này, Phương án bảo quản, lưu trữ chứng từ điện tử của Ngân hàng Nhà nước và hướng dẫn tổ chức thực hiện của Cục Công nghệ tin học thực hiện kiểm soát chứng từ điện tử đảm bảo sự chính xác, khớp đúng và đầy đủ trước khi đưa vào lưu trữ; chịu trách nhiệm về các rủi ro đối với chứng từ điện tử lưu trữ do nguyên nhân chủ quan gây ra.
2. Cục Công nghệ tin học:
Ngoài trách nhiệm nêu tại khoản 1 Điều này, Cục Công nghệ tin học chịu trách nhiệm:
a) Xây dựng và trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Phương án bảo quản, lưu trữ chứng từ điện tử của Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại Điều 22 Nghị định số 35/2007/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ về giao dịch điện tử trong lĩnh vực ngân hàng và hướng dẫn tổ chức thực hiện Phương án này trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước;
b) Nghiên cứu, trình cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư mua sắm trang thiết bị, giải pháp lưu trữ chứng từ điện tử tại Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại Thông tư này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Sở Giao dịch:
Ngoài trách nhiệm nêu tại khoản 1 Điều này, Sở Giao dịch chịu trách nhiệm thực hiện các quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 5 Thông tư này.
4. Người được giao nhiệm vụ bảo quản, lưu trữ chứng từ điện tử:
a) Thực hiện đúng Phương án bảo quản, lưu trữ chứng từ điện tử;
b) Phải báo cáo cho Thủ trưởng đơn vị để xử lý, khắc phục kịp thời trong trường hợp có nguy cơ hoặc xảy ra rủi ro đối với chứng từ điện tử lưu trữ;
c) Không được phép cho bất cứ tổ chức, cá nhân nào khai thác, sử dụng chứng từ điện tử lưu trữ nếu không có sự đồng ý bằng văn bản của Thủ trưởng đơn vị hoặc cấp có thẩm quyền.
Như vậy, theo quy định trên thì người được giao nhiệm vụ bảo quản lưu trữ chứng từ kế toán điện tử tại Ngân hàng Nhà nước không được cho phép tổ chức sử dụng chứng từ kế toán điện tử lưu trữ nếu không có sự đồng ý bằng văn bản của Thủ trưởng đơn vị hoặc cấp có thẩm quyền.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiêu chí khai thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân theo quý được quy định như thế nào?
- Hòa giải viên phải thông báo cho ai khi phát hiện tranh chấp có dấu hiệu vi phạm pháp luật? Khi nào được xem là hòa giải thành?
- Tổ chức kinh tế được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp cần phải có phương án sử dụng đất không?
- Đối tượng nghiên cứu của chủ nghĩa xã hội khoa học là gì? Hệ phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa xã hội khoa học bao gồm những gì?
- Không áp thuế bảo vệ môi trường đối với xăng trong trường hợp nào? Trường hợp ủy thác nhập khẩu xăng thì ai phải chịu thuế bảo vệ môi trường?