Tiểu đoàn trưởng đơn vị Dân quân tự vệ có hành vi vi phạm trong trường hợp nào thì bị tước danh hiệu Dân quân tự vệ?
- Tiểu đoàn trưởng đơn vị Dân quân tự vệ có hành vi vi phạm trong trường hợp nào thì bị tước danh hiệu Dân quân tự vệ?
- Thời hiệu xử lý kỷ luật đối với Tiểu đoàn trưởng đơn vị Dân quân tự vệ bị kỷ luật tước danh hiệu Dân quân tự vệ là bao lâu?
- Thủ tục xử lý kỷ luật đối với Tiểu đoàn trưởng đơn vị Dân quân tự vệ bị kỷ luật tước danh hiệu Dân quân tự vệ?
Tiểu đoàn trưởng đơn vị Dân quân tự vệ có hành vi vi phạm trong trường hợp nào thì bị tước danh hiệu Dân quân tự vệ?
Tiểu đoàn trưởng đơn vị Dân quân tự vệ (Hình từ internet)
Theo Điều 30 Thông tư 75/2020/TT-BQP quy định như sau:
Hành vi vi phạm khác
Vi phạm một trong các trường hợp sau thì bị tước danh hiệu Dân quân tự vệ:
1. Cố ý làm hỏng vũ khí vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ, trang bị, phương tiện kỹ thuật quân sự nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Bị khởi tố bị can.
3. Bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.
4. Sử dụng trái phép chất ma túy.
5. Bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
6. Bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
Theo đó, Tiểu đoàn trưởng đơn vị Dân quân tự vệ có hành vi vi phạm trong trường hợp sau đây thì bị tước danh hiệu Dân quân tự vệ, cụ thể:
- Cố ý làm hỏng vũ khí vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ, trang bị, phương tiện kỹ thuật quân sự nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Bị khởi tố bị can.
- Bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.
- Sử dụng trái phép chất ma túy.
- Bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
- Bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
Thời hiệu xử lý kỷ luật đối với Tiểu đoàn trưởng đơn vị Dân quân tự vệ bị kỷ luật tước danh hiệu Dân quân tự vệ là bao lâu?
Theo khoản 1 Điều 33 Thông tư 75/2020/TT-BQP quy định như sau:
Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật
1. Thời hiệu xử lý kỷ luật là khoảng thời gian từ thời điểm vi phạm kỷ luật đến khi bị phát hiện vi phạm đó; hết thời hạn này thì không xem xét xử lý kỷ luật, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này.
a) Thời hiệu xử lý kỷ luật là 24 tháng. Nếu trong thời hiệu xử lý kỷ luật, người vi phạm có hành vi vi phạm mới thì thời hiệu xử lý kỷ luật đối với vi phạm cũ được tính lại kể từ thời điểm thực hiện hành vi vi phạm mới;
b) Không áp dụng thời hiệu đối với hành vi: Vi phạm đến mức phải kỷ luật tước danh hiệu Dân quân tự vệ; vi phạm quy định về công tác bảo vệ chính trị nội bộ; vi phạm xâm hại đến lợi ích quốc gia trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại; sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp và Dân quân tự vệ là đảng viên bị kỷ luật bằng hình thức khai trừ.
....
Căn cứ trên quy định thời hiệu xử lý kỷ luật là 24 tháng. Nếu trong thời hiệu xử lý kỷ luật, người vi phạm có hành vi vi phạm mới thì thời hiệu xử lý kỷ luật đối với vi phạm cũ được tính lại kể từ thời điểm thực hiện hành vi vi phạm mới;
Tuy nhiên, không áp dụng thời hiệu đối với hành vi:
- Vi phạm đến mức phải kỷ luật tước danh hiệu Dân quân tự vệ;
- Vi phạm quy định về công tác bảo vệ chính trị nội bộ;
- Vi phạm xâm hại đến lợi ích quốc gia trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại;
- Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp và Dân quân tự vệ là đảng viên bị kỷ luật bằng hình thức khai trừ.
Như vậy, không áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật đối với Tiểu đoàn trưởng đơn vị Dân quân tự vệ bị kỷ luật bằng hình thức tước danh hiệu Dân quân tự vệ.
Thủ tục xử lý kỷ luật đối với Tiểu đoàn trưởng đơn vị Dân quân tự vệ bị kỷ luật tước danh hiệu Dân quân tự vệ?
Theo khoản 3 Điều 32 Thông tư 75/2020/TT-BQP quy định như sau:
Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật trong một số trường hợp đặc biệt
1. Trường hợp người vi phạm thuộc quyền có hành vi chống mệnh lệnh hoặc có hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng, thì người chỉ huy phải có biện pháp ngăn chặn kịp thời và báo cáo ngay cấp có thẩm quyền.
2. Trường hợp người vi phạm không chấp hành kiểm điểm xét kỷ luật thì người chỉ huy căn cứ tính chất, mức độ của hành vi vi phạm, đề nghị của cấp dưới và các tổ chức quần chúng để triệu tập hợp chỉ huy, cấp ủy xem xét, quyết định hình thức kỷ luật theo quyền hạn.
3. Trường hợp bị kỷ luật tước danh hiệu Dân quân tự vệ thì chỉ huy đơn vị quản lý người bị xử lý cử người, phương tiện đưa người và hồ sơ có liên quan bàn giao cho ban chỉ huy quân sự cấp xã, ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức nơi người vi phạm cư trú (trừ trường hợp bị tòa án tuyên án phạt tù).
4. Trường hợp thôi thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ mà vi phạm kỷ luật trong thời gian thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ thì địa phương, cơ quan, đơn vị đã quản lý Dân quân tự vệ tiến hành xem xét xử lý kỷ luật.
Căn cứ trên quy định trường hợp Tiểu đoàn trưởng đơn vị Dân quân tự vệ bị kỷ luật tước danh hiệu Dân quân tự vệ thì chỉ huy đơn vị quản lý người bị xử lý cử người, phương tiện đưa người và hồ sơ có liên quan bàn giao cho Ban chỉ huy quân sự cấp xã, Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức nơi người vi phạm cư trú (trừ trường hợp bị tòa án tuyên án phạt tù).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có được hoãn thi hành án tử hình khi người bị kết án tử hình khai báo những tình tiết mới về tội phạm không?
- Mẫu Kế hoạch giải quyết tố cáo đảng viên của chi bộ? Chi bộ có nhiệm vụ giải quyết tố cáo đối với đảng viên nào?
- Công ty tư vấn lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, dự toán của công trình có được tham gia đấu thầu gói thầu tư vấn giám sát của công trình đó không?
- Chứng minh nhân dân là gì? Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có bao gồm số chứng minh nhân dân không?
- Dự toán dự án đầu tư công được xác định dựa trên cơ sở nào? Nội dung phê duyệt dự toán dự án đầu tư công gồm những gì?