Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Lao động tiên tiến trong ngành Ngoại giao được quy định như thế nào?
- Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Lao động tiên tiến trong ngành Ngoại giao được quy định hiện nay như thế nào?
- Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Tập thể lao động tiên tiến thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Ngoại giao được quy định như thế nào?
- Văn phòng Bộ có phải chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu Bộ trưởng Bộ Ngoại giao hay không?
Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Lao động tiên tiến trong ngành Ngoại giao được quy định hiện nay như thế nào?
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 01/2024/TT-BNG quy định về tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến” ngành Ngoại giao như sau:
- Danh hiệu “Lao động tiên tiến” được xét tặng hằng năm cho cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Ngoại giao đạt các tiêu chuẩn sau:
+ Hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên.
+ Chấp hành tốt đường lối, chủ trương, chính sách, quy định của Đảng, Nhà nước và quy định của Bộ Ngoại giao.
+ Đoàn kết, tương trợ giúp đỡ đồng nghiệp; tích cực tham gia các phong trào thi đua.
- Cá nhân có hành động dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước, của nhân dân dẫn đến bị thương tích cần điều trị, điều dưỡng thì thời gian điều trị, điều dưỡng được tính để xét tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến”.
- Cá nhân được cử tham gia đào tạo, bồi dưỡng từ 01 năm trở lên, thì thời gian tham gia đào tạo, bồi dưỡng được tính vào thời gian bình xét danh hiệu thi đua. Ngoài tiêu chuẩn chung, trong thời gian đào tạo, bồi dưỡng, cá nhân phải chấp hành tốt các quy định của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, hoàn thành chương trình học, đạt kết quả học tập từ loại khá trở lên (đối với các khóa đào tạo, bồi dưỡng có xếp loại kết quả học tập).
- Cá nhân được cử tham gia đào tạo, bồi dưỡng dưới 01 năm, chấp hành tốt các quy định của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng thì thời gian học tập được tính vào thời gian công tác tại đơn vị để bình xét danh hiệu thi đua.
- Thời gian nghỉ chế độ thai sản theo quy định pháp luật được tính là thời gian công tác tại đơn vị để bình xét danh hiệu thi đua.
- Đối với cá nhân chuyển công tác hoặc được điều động, biệt phái đến cơ quan, tổ chức, đơn vị khác trong thời gian nhất định, việc bình xét danh hiệu “Lao động tiên tiến” do cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ thực hiện (đối với cá nhân là cán bộ, công chức, viên chức) hoặc đơn vị mới thực hiện (đối với cá nhân không phải là cán bộ, công chức, viên chức). Trường hợp thời gian công tác ở đơn vị cũ từ 06 tháng trở lên, phải có ý kiến nhận xét, đánh giá của cơ quan, đơn vị cũ.
- Không xét tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến” đối với một trong các trường hợp sau đây:
+ Có thời gian tuyển dụng dưới 06 tháng.
+ Nghỉ không tham gia công tác theo quy định của pháp luật trong năm từ 03 tháng đến dưới 06 tháng (trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều này).
+ Cá nhân đang trong thời gian xem xét thi hành kỷ luật hoặc điều tra, thanh tra, kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm hoặc có đơn thư khiếu nại, tố cáo đang được xác minh làm rõ.
Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến” trong ngành Ngoại giao được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Tập thể lao động tiên tiến thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Ngoại giao được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 6 Thông tư 01/2024/TT-BNG quy định về đối tượng, tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến” như sau:
Theo đó, để được xét tặng hằng năm cho các tập thể thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Ngoại giao đạt các tiêu chuẩn sau:
- Được xếp loại “Hoàn thành tốt nhiệm vụ” trở lên; tham gia phong trào thi đua thường xuyên, thiết thực, hiệu quả.
- Có ít nhất 70% cá nhân trong tập thể đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến”.
- Nội bộ đoàn kết; chấp hành tốt chủ trương, đường lối, chính sách, quy định của Đảng, Nhà nước và Bộ Ngoại giao.
- Không có cá nhân bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên theo quy định của Đảng và Nhà nước (căn cứ thời điểm phát hiện vi phạm hoặc thời điểm ban hành quyết định kỷ luật).
Văn phòng Bộ có phải chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu Bộ trưởng Bộ Ngoại giao hay không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 12 Thông tư 01/2024/TT-BNG có quy định như sau:
Trách nhiệm thi hành
1. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Ngoại giao, các Cơ quan đại diện và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện Thông tư này.
2. Văn phòng Bộ có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Thông tư; chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu Bộ trưởng Bộ Ngoại giao ban hành các quy chế, quy định có liên quan để bảo đảm thực hiện Thông tư.
Theo đó, Văn phòng Bộ sẽ phải có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu Bộ trưởng Bộ Ngoại giao ban hành các quy chế, quy định có liên quan để bảo đảm thực hiện Thông tư 01/2024/TT-BNG.
Ngoài ra, Văn phòng Bộ sẽ có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Thông tư 01/2024/TT-BNG.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Tờ trình đề nghị cho phép hoạt động đào tạo của trường đại học, phân hiệu trường đại học? Điều kiện cho phép hoạt động đào tạo?
- Mẫu giấy ủy quyền thực hiện các công việc trong quá trình tham gia lựa chọn nhà đầu tư dự án đầu tư công trình năng lượng?
- Mẫu văn bản đăng ký thực hiện dự án đầu tư công trình năng lượng chuẩn Thông tư 27? Tải về mẫu?
- Mẫu phiếu biểu quyết về việc thi hành kỷ luật đối với tổ chức đảng? Tải về mẫu phiếu biểu quyết?
- Cơ cấu tổ chức của Quỹ Hỗ trợ nông dân có bao gồm Ban kiểm soát không? Nếu có thì thành viên Ban Kiểm soát do ai bổ nhiệm?