Cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người khuyết tật có bao nhiêu nhân viên theo quy định? Nhà ở đối với cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người khuyết tật phải được bảo đảm theo tiêu chuẩn gì?

Tôi có thắc mắc đối với cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người khuyết tật thì tiêu chuẩn về nhà ở được pháp luật quy định như thế nào? Cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người khuyết tật có định mức nhân viên như thế nào?

Cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người khuyết tật có bao nhiêu nhân viên theo quy định?

Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 33/2017/TT-BLĐTBXH quy định như sau:

"Điều 5. Định mức nhân viên tại cơ sở trợ giúp xã hội
1. Giám đốc: Mỗi cơ sở trợ giúp xã hội có 01 Giám đốc.
2. Phó Giám đốc: Mỗi cơ sở trợ giúp xã hội có không quá 02 Phó Giám đốc.
3. Mỗi phòng nghiệp vụ gồm Trưởng phòng, không quá 02 Phó Trưởng phòng và các nhân viên. Số lượng nhân viên của mỗi phòng nghiệp vụ được xác định theo vị trí công tác và khối lượng công việc thực tế phải đảm nhiệm.
4. Mỗi khoa gồm Trưởng khoa, không quá 02 Phó Trưởng khoa và các nhân viên. Số lượng nhân viên của mỗi khoa được xác định theo vị trí công tác và khối lượng công việc thực tế phải đảm nhiệm.
5. Nhân viên công tác xã hội: 01 nhân viên công tác xã hội quản lý trường hợp tối đa 100 đối tượng.
6. Nhân viên tâm lý: Mỗi cơ sở có ít nhất 01 nhân viên tâm lý.
7. Nhân viên chăm sóc trực tiếp đối tượng tại cơ sở:
...
b) Nhân viên chăm sóc người khuyết tật: 01 nhân viên chăm sóc phụ trách tối đa 10 người khuyết tật còn tự phục vụ được hoặc tối đa 04 người khuyết tật không tự phục vụ được.
...
8. Nhân viên y tế: 01 nhân viên y tế phụ trách việc chăm sóc sức khỏe cho tối đa 50 đối tượng.
9. Nhân viên phụ trách dinh dưỡng: 01 nhân viên phục vụ tối đa 20 đối tượng.
10. Nhân viên phục hồi chức năng: 01 nhân viên hướng dẫn phục hồi chức năng cho tối đa 05 đối tượng.
11. Giáo viên dạy văn hóa, dạy nghề: 01 giáo viên phụ trách dạy văn hóa, dạy nghề cho tối đa 09 đối tượng."

Theo đó, mỗi cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người khuyết tật có:

- 01 Giám đốc, không quá 02 Phó Giám đốc.

- Mỗi phòng nghiệp vụ gồm Trưởng phòng, không quá 02 Phó Trưởng phòng và các nhân viên. Số lượng nhân viên của mỗi phòng nghiệp vụ được xác định theo vị trí công tác và khối lượng công việc thực tế phải đảm nhiệm.

- 01 nhân viên công tác xã hội quản lý trường hợp tối đa 100 đối tượng;

- có ít nhất 01 nhân viên tâm lý.

- 01 nhân viên y tế phụ trách việc chăm sóc sức khỏe cho tối đa 50 đối tượng.

- Nhân viên phụ trách dinh dưỡng: 01 nhân viên phục vụ tối đa 20 đối tượng.

- Nhân viên phục hồi chức năng: 01 nhân viên hướng dẫn phục hồi chức năng cho tối đa 05 đối tượng.

- Giáo viên dạy văn hóa, dạy nghề: 01 giáo viên phụ trách dạy văn hóa, dạy nghề cho tối đa 09 đối tượng.

người cao tuổi

Tiêu chuẩn về môi trường, khuôn viên và nhà ở đối với cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người khuyết tật (Hình từ Internet)

Nhà ở đối với cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người khuyết tật phải được bảo đảm theo tiêu chuẩn gì?

Theo quy định tại Điều 7 Thông tư 33/2017/TT-BLĐTBXH về tiêu chuẩn về môi trường, khuôn viên và nhà ở như sau:

"Điều 7. Tiêu chuẩn về môi trường, khuôn viên và nhà ở
1. Môi trường và khuôn viên của cơ sở bảo đảm các tiêu chuẩn sau:
...
2. Cơ sở vật chất của cơ sở bảo đảm các tiêu chuẩn sau:
a) Hệ thống nhà làm việc, nhà ở phải kiên cố, đảm bảo an toàn, tránh được mưa bão;
b) Cửa ra vào, cửa sổ cung cấp đủ ánh sáng và bảo đảm thông thoáng;
c) Các hệ thống bảo đảm an toàn cho đối tượng, bao gồm việc lắp đặt các hệ thống điện, gas và thoát nước một cách phù hợp;
d) Nhà vệ sinh, nhà tắm phù hợp với các nhóm đối tượng, bao gồm cả người khuyết tật; có nhà vệ sinh, nhà tắm riêng cho phụ nữ;
đ) Sắp xếp việc ngủ, nghỉ cho đối tượng phù hợp với độ tuổi và giới tính;
e) Có khu sinh hoạt chung cho đối tượng trong thời gian rảnh rỗi;
g) Có khu vui chơi, khu sản xuất và lao động trị liệu cho đối tượng;
h) Có bếp và phòng ăn chung cho đối tượng;
i) Có phòng y tế để thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho đối tượng;
k) Có trang thiết bị cần thiết cho người khuyết tật, người cao tuổi và trẻ em;
l) Các công trình, các trang thiết bị phải bảo đảm cho người khuyết tật, người cao tuổi và trẻ em tiếp cận, sử dụng thuận tiện."

Theo đó, nhà ở đối với cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người khuyết tật phải đáp ứng tiêu chuẩn được quy định cụ thể nêu trên.

Tiêu chuẩn về y tế đối với cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người khuyết tật được quy định như thế nào?

Theo quy định tại Điều 8 Thông tư 33/2017/TT-BLĐTBXH như sau:

"Điều 8. Tiêu chuẩn về y tế, vệ sinh, quần áo và dinh dưỡng
Cơ sở bảo đảm đối tượng được chăm sóc theo các tiêu chuẩn sau:
1. Chăm sóc y tế:
Cơ sở có cán bộ y tế, trang thiết bị, dụng cụ y tế phù hợp, tủ thuốc bảo đảm chăm sóc sức khỏe ban đầu, sơ cấp cứu khi cần thiết; điều trị và mở sổ theo dõi; kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng và hàng năm cho từng đối tượng. Đối với cơ sở có nhiệm vụ phục hồi chức năng thì phải có cán bộ và trang thiết bị phục hồi chức năng cho đối tượng.
..."

Theo quy định trên, cơ sở có cán bộ y tế, trang thiết bị, dụng cụ y tế phù hợp, tủ thuốc bảo đảm chăm sóc sức khỏe ban đầu, sơ cấp cứu khi cần thiết; điều trị và mở sổ theo dõi; kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng và hàng năm cho từng đối tượng.

Đối với cơ sở có nhiệm vụ phục hồi chức năng thì phải có cán bộ và trang thiết bị phục hồi chức năng cho đối tượng.

Cơ sở bảo trợ xã hội
Người khuyết tật Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Người khuyết tật
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thủ tục cho phép trường dành cho người khuyết tật hoạt động giáo dục thực hiện theo Nghị định 125 ra sao?
Pháp luật
Điều kiện cho phép trường dành cho người khuyết tật hoạt động giáo dục theo Nghị định 125 như thế nào?
Pháp luật
Ngày 3 tháng 12 có phải là ngày nghỉ lễ, tết của người lao động? Người lao động là người khuyết tật có bao nhiêu ngày nghỉ phép năm?
Pháp luật
Thủ tục thành lập trường dành cho người khuyết tật công lập hoặc cho phép thành lập trường dành cho người khuyết tật tư thục?
Pháp luật
Để đảm bảo người tàn tật tiếp cận sử dụng, lối thoát nạn nhà ở được xây dựng thế nào? Thế nào là công trình đảm bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng?
Pháp luật
Trung tâm dưỡng lão có phải cơ sở bảo trợ xã hội không? Hưởng xã hội hóa, tiền thuê đất mở dịch vụ này được giảm thuế theo quy định như thế nào?
Pháp luật
Ai có thẩm quyền, trách nhiệm trong việc xác định mức độ khuyết tật cho người khuyết tật? Xác định mức độ khuyết tật bằng phương pháp nào? Và thủ tục xác định thực hiện những gì?
Pháp luật
Người khuyết tật nuôi con dưới 36 tháng tuổi có thuộc đối tượng bảo trợ xã hội không? Nếu có thì được hỗ trợ những khoản nào?
Pháp luật
Hành vi phân biệt đối xử người khuyết tật là hành vi bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật đúng không?
Pháp luật
Người khuyết tật một bàn tay có được lái xe ô tô không? Người khuyết tật một bàn tay cần chuẩn bị những giấy tờ gì khi đăng ký học lái ô tô?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cơ sở bảo trợ xã hội
2,000 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cơ sở bảo trợ xã hội Người khuyết tật

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Cơ sở bảo trợ xã hội Xem toàn bộ văn bản về Người khuyết tật

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào