Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7835 - C10 : 2007 về độ bền màu với giặt bằng xà phòng hoặc xà phòng và soda thế nào?
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7835 - C10 : 2007 về độ bền màu với giặt bằng xà phòng hoặc xà phòng và soda thế nào?
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7835 - C10 : 2007 thay thế TCVN 4537 - 1 ÷ 5 : 2002.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7835 - C10 : 2007 hoàn toàn tương đương với ISO 105-C10 : 2006.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7835 - C10 : 2007 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn TCVN/TC 38 Hàng dệt biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Phương pháp thử trong Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7835 - C10 : 2007 cho thấy ảnh hưởng của việc giặt có sử dụng xà phòng hoặc xà phòng và soda của qui trình giặt gia dụng hoặc thương mại lên màu của các sản phẩm dệt. Qui trình giặt được tiến hành giống như cách nêu trong phép thử của ISO 105-C08 nhưng sử dụng xà phòng.
Phải hiểu nguyên tắc chung của phép thử được nêu trong TCVN 4536: 2002 (ISO 105-A01) trước khi áp dụng Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7835 - C10 : 2007.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7835 - C10 : 2007 quy định năm phương pháp xác định độ bền màu của tất cả các loại vật liệu dệt đối với mọi qui trình giặt từ nhẹ nhàng đến mạnh, áp dụng cho các hàng gia dụng thông thường.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7835 - C10 : 2007 chỉ dùng để xác định ảnh hưởng của việc giặt lên độ bền màu của vật liệu dệt. Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7835 - C10 : 2007 không có mục đích phản ánh kết quả của quy trình giặt là toàn diện.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7835 - C10 : 2007 về độ bền màu với giặt bằng xà phòng hoặc xà phòng và soda thế nào? (Hình từ internet)
Mẫu thử để xác định ảnh hưởng của việc giặt lên độ bền màu của vật liệu dệt ra sao?
Căn cứ tại Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7835 - C10 : 2007, mẫu thử đê xác định ảnh hưởng của việc giặt lên độ bền màu của vật liệu dệt như sau:
- Nếu vật liệu dệt thử là vải
+ Gắn một mẫu thử có kích thước 100 mm x 40 mm với một miếng vải thử kèm đa xơ (5.5.1) có cùng kích thước 100 mm x 40 mm bằng cách khâu dọc theo một cạnh ngắn, vải thử kèm đa xơ kề sát bề mặt của mẫu thử, hoặc
+ Gắn một mẫu thử có kích thước 100 mm x 40 mm ở giữa hai vải thử kèm xơ đơn (5.5.2) có cùng kích thước 100 mm x 40 mm bằng cách khâu dọc theo một cạnh ngắn.
- Sợi có thể được đan thành vải và được thử ở dạng này. Khi thử sợi hoặc xơ rời, lấy một khối lượng sợi hoặc xơ rời xấp xỉ một nửa khối lượng kết hợp của vải thử kèm và
+ Đặt chúng ở giữa một miếng vải thử kèm đa xơ (5.5.1) kích thước 100 mm x 40 mm và một miếng vải không bắt thuốc nhuộm (5.6) và khâu dọc theo cả bốn cạnh (xem TCVN 4536: 2002 (ISO 105-A01), hoặc
+ Đặt chúng ở giữa hai miếng vải thử kèm xơ đơn kích thước 100 mm x 40 mm (5.5.2) và khâu dọc theo cả bốn cạnh.
- Sử dụng cân (4.2) để xác định khối lượng của mẫu ghép, tính bằng gam để tính chính xác tỉ lệ dung dịch.
Cách tiến hành xác định ảnh hưởng của việc giặt lên độ bền màu của vật liệu dệt ra sao?
Căn cứ tại Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7835 - C10 : 2007, cách tiến hành xác định ảnh hưởng của việc giặt lên độ bền màu của vật liệu dệt như sau:
Bước 1: Chuẩn bị dung dịch xà phòng (5.3) tùy theo phép thử sử dụng.
Bước 2: Đặt mẫu ghép vào cốc chứa cùng với một số lượng bi thép qui định (bảng 2). Thêm lượng dung dịch xà phòng cần thiết (5.3) được đun nóng trước đến nhiệt độ thử ± 2 OC, theo bảng 2, để đạt được tỉ lệ dung dịch là 50 : 1 ml/g. Đậy kín cốc chứa và bật máy ở nhiệt độ và thời gian như qui định trong bảng 2. Bắt đầu tính thời gian ngay khi đậy kín cốc.
Bảng 2: Các điều kiện thử
Số phép thử | Nhiệt độ 0C | Thời gian | Số lượng bi thép | Natri cacbonat |
A(1) | 40 | 30 phút | 0 | - |
B(2) | 50 | 45 phút | 0 | - |
C(3) | 60 | 30 phút | 0 | + |
D(4) | 95 | 30 phút | 10 | + |
E(5) | 95 | 4 giờ | 10 | + |
Phải phân biệt rõ ràng giữa các thùng chứa được sử dụng cho phép thử có và không có chất tăng trắng quang học.
Chú thích: Các cốc chứa có thể bị nhiễm bẩn do các chất tăng trắng quang học có mặt trong các chất tẩy khác hoặc trong chất tẩy thương mại. Điều này có thể làm ảnh hưởng đến cấp độ bền màu của mẫu thử nếu các cốc chứa bị nhiễm bẩn này được dùng trong các phép thử sử dụng các chất tẩy không có chất làm sáng huỳnh quang.
Bước 3: Đối với tất cả các phép thử, lấy mẫu thử ghép ra sau khi giặt và cho vào một cốc dung tích 4l chứa một nửa nước loại 3 (5.4) ở nhiệt độ thường. Khuấy rửa nhẹ nhàng trong 1 phút, sau đó đặt cốc dưới dòng nước lạnh trong 1 phút.
Bước 4: Đối với tất cả các phương pháp, chiết nước dư ra khỏi mẫu thử ghép bằng cách vắt tay.
Mở mẫu thử ghép ra bằng cách cắt các đường khâu loại trừ một cạnh ngắn nếu cần thiết.
Bước 5: Làm khô mẫu thử bằng cách là ép phẳng chúng giữa hai giấy lọc mới để loại bỏ nước dư. Sau đó làm khô bằng cách treo trong không khí ở nhiệt độ không vượt quá 60 OC, với các phần của mẫu thử ghép chỉ tiếp xúc nhau ở đường khâu.
Bước 6: Đánh giá sự thay đổi màu của mẫu thử và sự dây màu của vải thử kèm bằng cách so sánh với mẫu gốc, sử dụng thang màu xám hoặc bằng máy. Xem TCVN 5467: 2002 (ISO 105- A02); TCVN 5467: 2002 (ISO 105-A03); ISO 105-A04; ISO 105-A05; ISO 105-J03
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?