Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12447:2018 yêu cầu về mẫu thử đối với ván gỗ nhân tạo? Cách tiến hành xác định độ bền keo vuông góc với mặt ván như thế nào?
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12447:2018 yêu cầu về mẫu thử đối với ván gỗ nhân tạo?
Tại Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12447:2018 quy định về mẫu thử đối với ván gỗ nhân tạo như sau:
* Lấy mẫu
Lấy mẫu và cắt mẫu thử phải tiến hành theo TCVN 11903 (ISO 16999).
Kích thước tính bằng milimet
CHÚ DẪN
1 Khối thử bằng kim loại
2 Khối thử (bằng kim loại, gỗ cứng hoặc gỗ dán có nguồn gốc từ gỗ cứng)
3 khối thử bằng gỗ dán có nguồn gốc từ gỗ cứng (không thích hợp cho tấm mỏng)
4 mẫu thử
5 khớp nối tự định tâm bằng khớp cầu
t ≥ 15mm
Hình 1 - Ví dụ về thiết bị thử nghiệm độ bền keo vuông góc với mặt ván
* Kích thước
Mẫu thử có dạng hình vuông với chiều dài cạnh là (50 ± 1) mm. Mẫu thử phải được cắt chính xác, các góc là 90°, các cạnh sạch và thẳng.
* Ổn định
Mẫu thử và khối thử bằng gỗ cứng hoặc gỗ dán có nguồn gốc từ gỗ cứng phải được ổn định đến khối lượng không đổi trong môi trường chuẩn với độ ẩm tương đối (65 ± 5) % và nhiệt độ (20 ± 2) °C. Khối lượng được coi là không đổi khi chênh lệch kết quả giữa hai lần cân liên tiếp, được tiến hành cách nhau 24 h không vượt quá 0,1 % khối lượng mẫu thử.
Trong một vài trường hợp, ví dụ như trong kiểm tra theo chu kỳ dưới điều kiện ẩm hoặc trong thử nghiệm ngâm trong nước, có thể thay thế bằng một quy trình ổn định riêng. Trong trường hợp này, nên tham khảo và tuân theo một tiêu chuẩn thích hợp.
* Xác định kích thước
Sau khi ổn định, đo chiều dài và chiều rộng mẫu thử theo TCVN 5692 (ISO 9424).
* Dán mẫu thử vào khối truyền tải
Sử dụng chất kết dính thích hợp dán từng mẫu thử vào khối truyền tải. Khối bên trên và khối bên dưới phải được định hướng tại 90° như trong Hình 1. Gạt keo thừa trào ra ngoài mạch keo. Nếu sử dụng keo nóng chảy, bề mặt dán dính của tấm cứng phải được đánh nhẵn cho đến khi đạt được bề mặt nhẵn. Nếu bề mặt dán dính không được đánh nhẵn, phải sử dụng keo tự chảy (keo epoxy).
Khi dán dính, phải tránh tối đa các ứng suất phụ ảnh hưởng lên mẫu do độ ẩm của chất kết dính và sự gia tăng nhiệt, v.v...
Chú thích: Các phương án sau đã chứng minh được là phù hợp
- Keo nóng chảy và keo epoxy với khối bằng kim loại;
- Keo nóng chảy, keo epoxy, keo PVAC, keo UF, keo phenol-resorcinol với khối bằng gỗ cứng hoặc bằng gỗ dán có nguồn gốc từ gỗ cứng.
Trong trường hợp các mẫu phải thử theo chu kỳ dưới điều kiện ẩm hoặc thử nghiệm ngâm trong nước thì một số loại keo không thích hợp. Nếu mẫu thử được dán vào khối truyền tải sau quá trình xử lý sơ bộ như trên, cần phải đánh nhẵn qua (mặt trên và mặt dưới mẫu) để loại bỏ bất kỳ sự thô ráp nào đã xảy ra trong quá trình xử lý sơ bộ.
Chỉ thực hiện thử nghiệm khi keo đủ thời gian đóng rắn nhằm đảm bảo sự phá hủy không xảy ra trong mạch keo và khi mẫu thử đạt được độ ẩm cân bằng.
Theo kinh nghiệm, nếu sử dụng keo nóng chảy hoặc keo epoxy thì cần chờ 24 h và nếu sử dụng các loại keo khác thì phải chờ 72 h. Trong khoảng thời gian này, khối đã dán keo phải được bảo quản trong các điều kiện được kiểm soát có độ ẩm tương đối (65 ± 5) % và nhiệt độ (20 ± 2) °C. Thử nghiệm phải được tiến hành không quá 1 h sau khi lấy mẫu thử ra khỏi môi trường ổn định.
Việc ổn định không áp dụng cho mẫu thử hoặc khối đã dán keo để thử theo chu kỳ dưới điều kiện ẩm hoặc trong thử nghiệm ngâm trong nước và các mẫu được thử nghiệm ở trạng thái ẩm.
Khi thử nghiệm tấm mỏng (có chiều dày < 8,0 mm) hoặc tấm có khối lượng riêng lớn (> 800 kg/m3), nên sử dụng khối bằng kim loại, vì kinh nghiệm đã chỉ ra rằng trong những trường hợp này các kết quả cố sự sai khác nhiều hơn nếu sử dụng khối bằng gỗ.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12447:2018 yêu cầu về mẫu thử đối với ván gỗ nhân tạo? (Hình từ Internet)
Cách tiến hành xác định độ bền keo vuông góc với mặt ván như thế nào?
Tại Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12447:2018 quy định về cách tiền hành xác định độ bền keo vuông góc với mặt ván như sau:
* Truyền tải
Đặt khối thử vào má kẹp và tác động một tải trọng tăng dần cho đến khi xảy ra sự phá hủy. Tác động một tải trọng với tốc độ di chuyển của con trượt không đổi trong suốt quá trình thử. Tốc độ gia tải phải được điều chỉnh để tải trọng lớn nhất đạt được trong khoảng thời gian (60 ± 30) s.
* Đo tải trọng phá hủy
Ghi lại giá trị tải trọng lớn nhất mà các mẫu thử chịu được với độ chính xác đến 1 %. Loại bỏ các kết quả từ tất cả các mẫu thử bị phá hủy một phần hoặc hoàn toàn mạch keo, hoặc bị phá hủy trên khối thử. Trong trường hợp này, thử nghiệm phải tiến hành lại với các mẫu thử mới.
Quy định về thông tin báo cáo thử nghiệm xác định độ bền keo vuông góc với mặt ván bao gồm những nội dung nào?
Tại Mục 9 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12447:2018 quy định về thông tin báo cáo thử nghiệm xác định độ bền keo vuông góc với mặt ván bao gồm những nội dung như sau:
Báo cáo thử nghiệm phải bao gồm các thông tin sau:
- Tên và địa chỉ phòng thử nghiệm;
- Báo cáo lấy mẫu theo TCVN 11903 (ISO 16999);
- Ngày báo cáo thử nghiệm;
- Viện dẫn tiêu chuẩn này;
- Loại và chiều dày tấm;
- Yêu cầu kỹ thuật liên quan đến sản phẩm này;
- Xử lý bề mặt, nếu có;
- Tên thiết bị được sử dụng, trong trường hợp có nhiều thiết bị khác nhau được phép sử dụng trong tiêu chuẩn này;
- Kết quả thử nghiệm, biểu thị như đã được nêu trong Điều 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12447:2018;
- Tất cả các sai khác so với tiêu chuẩn này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giáo viên chủ nhiệm có được tham dự các cuộc họp của Hội đồng kỷ luật học sinh? Giáo viên có được làm chủ tịch Hội đồng kỷ luật học sinh?
- Có phải ký hợp đồng đào tạo khi người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề để làm việc cho mình không?
- Những ai được bắt người đang bị truy nã? Có được bắt người đang bị truy nã vào ban đêm hay không?
- Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là bao lâu? Theo Luật Đất đai 2024 chuyển nhượng đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng có được không?
- Phương pháp xác định từ khối lượng xây dựng tính theo thiết kế cơ sở có phải cơ sở xác định tổng mức đầu tư xây dựng không?