Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11698-1:2016 về những yêu cầu đối với các giai đoạn rà soát thiết kế các sản phẩm hàng ngày dễ vận hành?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11698-1:2016 về những yêu cầu đối với các giai đoạn rà soát thiết kế các sản phẩm hàng ngày dễ vận hành?
- Quá trình được đề xuất cho việc rà soát thiết kế các sản phẩm hàng ngày dễ vận hành theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11698-1:2016 như thế nào?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11698-1:2016 quy định về việc lập tài liệu ra sao?
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11698-1:2016 về những yêu cầu đối với các giai đoạn rà soát thiết kế các sản phẩm hàng ngày dễ vận hành?
Tại tiểu mục 5.1 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11698-1:2016 về những yêu cầu đối với các giai đoạn ra soát thiết kế các sản phẩm hàng ngày dễ vận hành như sau:
* Các giai đoạn rà soát
Nhằm phát triển một sản phẩm hàng ngày dễ dàng vận hành, nghĩa là có thể sử dụng được bởi tỉ lệ người dùng cao, tình huống sử dụng sản phẩm và các đặc điểm của người sử dụng sẽ được đánh giá và phân tích. Quá trình quyết định những tình huống sử dụng và đặc điểm người sử dụng nào là thích hợp và đánh giá xem liệu những tình huống này có được tính đến trong quá trình thiết kế cần được tiến hành bởi người có chuyên môn về rà soát tính hữu dụng.
Một sản phẩm cụ thể cần được rà soát và, nếu phù hợp, tổ chức chịu trách nhiệm cung cấp dịch vụ được hỗ trợ bởi sản phẩm cần được xác định.
Chú thích: Tùy thuộc và giai đoạn thiết kế,có thể phải xây dựng một khái niệm bằng văn bản, một mô hình một mô hình thiết kế chức năng, hoặc một nguyên mẫu.
- Nhận diện mục tiêu chính
Mục tiêu hoặc các mục tiêu chính của một sản phẩm cần được xác định. Trong hầu hết các trường hợp, chỉ có duy nhất một mục tiêu, là một trong những mục tiêu của người sử dụng thường xuyên và quan trọng nhất được dự kiến để hỗ trợ. Mục tiêu liên quan đến các hoạt động cần được tiến hành nhằm đạt được mục tiêu. Các mục tiêu là các phát biểu độc lập dưới dạng đầu ra dự kiến của hoạt động nhiệm vụ của phương tiện mà qua đó đạt được các mục tiêu.
Chú thích: Tiêu chuẩn TCVN 11698-2 (ISO/TS 20282-2) và ISO/PAS 20282-34) bao gồm những danh sách về các sản phẩm sử dụng ngay và các sản phẩm tiêu dùng điển hình, cùng với các mục tiêu chính của việc sử dụng từng sản phẩm. Chúng cũng được hỗ trợ bởi những ví dụ về hoạt động nhiệm vụ liên quan đặc trưng tới việc sử dụng sản phẩm để đạt được mục tiêu chính.
Ví dụ: Xem Hình 1. Đối với một máy bán vé, thì mục tiêu chính là mua được tấm vé phù hợp.
- Nhận diện các đặc điểm và đánh giá sự thích hợp
Các đặc điểm của người sử dụng có thể ảnh hưởng tới tính dễ vận hành sản phẩm và tình huống sử dụng chính sẽ được nhận diện và ghi lại cho nhóm người sử dụng dự kiến.
Ví dụ 1: Xem Hình 1: các đặc điểm của người sử dụng và tình huống sử dụng thích hợp được đưa ra ở phía bên trái bức tranh.
Ví dụ 2: Tập hợp người sử dụng máy bán vé bao gồm cả người lớn tuổi. Đặc điểm về sức khỏe sinh lý vận động của họ khi vận hành các tính năng điều khiển sẽ đặc biệt thích hợp khi xem xét thiết kế.
Ví dụ 3: Những người sử dụng máy rút tiền tự động (ATM) được hy vọng là bao gồm 80 % người nói tiếng Anh, 10% nói tiếng Pháp và 10 % nói các ngôn ngữ khác. Giả định rằng tất cả người sử dụng đều có kinh nghiệm từ trước về việc sử dụng máy ATM để tiến hành các giao dịch tài chính. Do vậy ngôn ngữ và kiến thức trước đó được đánh giá là có phù hợp (để xem xét).
Ví dụ 4: Một máy bán hàng tự động sẽ được lắp đặt ở các vị trí ngoài trời, nơi có thể không có đèn chiếu sáng vào ban đêm. Nhiệt độ môi trường trong khoảng từ -15 oC đến 40 o C. Người sử dụng có thể sẽ gặp stress nếu có một hàng dài người đang đứng xếp hàng chờ đợi. Độ rọi, khoảng nhiệt độ cho trước và tính khả dụng dưới tình huống stress được đánh giá là có thích hợp để xem xét.
- Thiết lập tác động của từng đặc điểm
Tác động mà các đặc điểm thể chất, tâm lý và xã hội về tính dễ vận hành cần được thiết lập. Điều này có thể đạt được thông qua đánh giá chuyên môn, tập hợp dữ liệu sử dụng thực tế, hoặc các nghiên cứu dựa trên kinh nghiệm. Để thiết lập phạm vi những người có thể sử dụng sản phẩm, có thể tiến hành những kiểm tra ban đầu trên người sử dụng gần với các giới hạn được mong đợi, hoặc sử dụng các nguồn dữ liệu hiện có trong phạm vi đặc điểm của con người (ví dụ như trên nhân trắc học hoặc thị lực).
Phạm vi các đặc điểm của người sử dụng thuộc nhóm người sử dụng dự kiến sẽ được nhận diện và lập thành tài liệu. Trong phạm vi này cần bao gồm những người (ví dụ như người sử dụng cao tuổi) có các đặc điểm thể chất và tâm lý (kích thước cơ thể, sức khỏe, năng lực cơ sinh, khả năng thị giác, khả năng thính giác, xu hướng chỉ dùng tay thuận, kiến thức, kinh nghiệm, văn hóa, khả năng biết đọc biết viết hoặc khả năng ngôn ngữ) hướng tới giới hạn của phạm vi. Nếu có thể, sử dụng dữ liệu hiện có.
Tại nơi bất kỳ sự khác biệt nào có thể có một ảnh hưởng lớn đến tính dễ vận hành, thì phân tích chi tiết với các nhóm riêng biệt có thể giúp thiết lập dữ liệu chính xác hơn.
Ví dụ 1: Một sản phẩm dự kiến cũng được sử dụng bởi người dùng ngồi trên xe lăn. Tầm với của người sử dụng ngồi trên xe lăn có thể được nhận diện bằng cách sử dụng dữ liệu hiện có.
Ví dụ 2: Một thiết bị mở cửa tự động dự định bao gồm bộ phận cảm biến vân tay. Nếu không có dữ liệu nhân trắc học phù hợp sẵn có để thiết lập chiều cao tối ưu khi lắp đặt, thì cần tiến hành các nghiên cứu.
- Đảm bảo thiết kế hỗ trợ đặc điểm phù hợp trong phạm vi
Việc thiết kế sẽ tính đến từng người sử dụng phù hợp và đặc điểm về môi trường được nhận diện. Phạm vi của từng đặc điểm mà việc thiết kế cần hỗ trợ sẽ được ghi lại.
Tại nơi có sự tin tưởng rằng một đặc điểm sẽ ảnh hưởng tới tính dễ vận hành sản phẩm, nhưng không biết rõ được hàm ý của giải pháp thiết kế, thì cần tiến hành các nghiên cứu với mẫu thử của người sử dụng dự kiến.
- Rà soát việc tuân thủ
Mỗi người sử dụng và các đặc điểm về môi trường phù hợp sẽ được rà soát xem xét nhằm kiểm tra phạm vi dự kiến được hỗ trợ bởi hoạt động thiết kế và kết quả được ghi lại.
Ví dụ: Một nút bấm được lựa chọn như một thành phần điều khiển. Đối với tập hợp người sử dụng dự kiến, quá trình rà soát cho thấy lực được yêu cầu không được lớn hơn 5 Nm. Việc tuân thủ có thể đo được.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11698-1:2016 về những yêu cầu đối với các giai đoạn rà soát thiết kế các sản phẩm hàng ngày dễ vận hành? (Hình từ Internet)
Quá trình được đề xuất cho việc rà soát thiết kế các sản phẩm hàng ngày dễ vận hành theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11698-1:2016 như thế nào?
Tại tiểu mục 5.2 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11698-1:2016 về quá trình được đề xuất cho việc rà soát thiết kế các sản phẩm hàng ngày dễ vận hành như sau:
- Một quá trình được đề xuất cho việc rà soát thiết kế được trình bày tại Hình 2.
Vì một số đặc điểm có mối quan hệ qua lại, nên quá trình có thể cần được lặp đi lặp lại.
Ví dụ 1: Ta biết rằng tuổi tác ảnh hưởng đến khả năng đọc văn bản có ký tự nhỏ. Những chỉ dẫn dạng văn bản về một sản phẩm phải dễ đọc đối với 95 % tập hợp người sử dụng dự kiến, bao gồm cả người lớn tuổi. Người thiết kế không chắc rằng liệu khoảng cách phù hợp trên sản phẩm dành cho phần hướng dẫn sẽ dễ đọc hay không. Người thiết kế phát hiện thấy dữ liệu liên quan tới kích thước chữ cái được yêu cầu đối với người lớn tuổi và tính toán số lượng khoảng trống được yêu cầu để các hướng dẫn có thể được áp dụng và quyết định xem liệu có cần yêu cầu thêm khoảng trống hay không.
Ví dụ 2: Việc điều khiển vận hành một sản phẩm được cố định ở một độ cao mà người thấp nhất không thể với tới. Đối với giao diện người sử dụng của sản phẩm, có thể, bằng cách áp dụng dữ liệu ecgônômi khi rướn người để tính toán chiều cao cơ thể tối thiểu cần để với tới được giao diện và cũng để tính toán tỉ lệ phần trăm người bị loại trừ bởi thiết kế. Kiểm tra các điểm với tối đa của chiều cao thường là cách hiệu quả nhất để thiết lập điều này. Một khi các giới hạn tới hạn đã được thiết lập, thì sẽ tính được tỉ lệ phần trăm của những người bị loại trừ.
Ví dụ 3: Để sử dụng máy rút tiền tự động thì cần thực hiện một loạt các thao tác vận hành, điều này gây ra những khó khăn cho nhiều người cao tuổi, những người không thể nhận diện được giai đoạn hiện thời của hoạt động vận hành và do đó không thể quyết định được lựa chọn nào tiếp theo. Điều này chủ yếu là do năng lực của trí nhớ ngắn hạn bị giảm sút thường thấy ở những người lớn tuổi. Để giải quyết vấn đề này, cần thay đổi giao diện để đưa ra một chỉ dẫn rõ ràng về giai đoạn hiện thời của thao tác vận hành và điều hướng giữa các giai đoạn.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11698-1:2016 quy định về việc lập tài liệu ra sao?
Tại tiểu mục 5.2 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11698-1:2016 quy định về việc lập tài liệu như sau:
Tài liệu về tính dễ vận hành được tạo ra như một phần của quá trình thiết kế, cần được lưu lại trong một bảng biểu phù hợp và luôn sẵn sàng phục vụ hoạt động các nhóm thiết kế và phát triển khi cần thiết.
Ví dụ về định dạng cho tài liệu loại này được trình bày tại Bảng 1 và 2.
Hình 2 - Quá trình phục vụ việc phân tích các khía cạnh liên quan đến tình huống sử dụng và đặc điểm của người sử dụng đối với sản phẩm hàng ngày và từ đó rà soát thiết kế
Xem chi tiết tại Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11698-1:2016
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Doanh nghiệp phá sản phải ưu tiên thanh toán những khoản nào cho người lao động theo quy định?
- Mẫu quyết định miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản trị công ty cổ phần mới nhất? Tải về mẫu quyết định?
- Từ 10/01/2025, thời hạn xóa đăng ký tạm trú là bao lâu? Giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp để đăng ký tạm trú gồm những gì?
- Một số bài vè chúc Tết, thơ chúc Tết Nguyên đán cho trẻ em hay, dễ thuộc? Tổng hợp các quyền cơ bản của trẻ em?
- Hướng dẫn đăng nhập Cuộc thi tìm hiểu truyền thống 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên và hội sinh viên Việt Nam Chủ đề yêu nước?