Tiêu chuẩn mới về phân loại sức khỏe các bệnh về mắt áp dụng cho nghĩa vụ quân sự năm 2025 như thế nào?
Tiêu chuẩn mới về phân loại sức khỏe các bệnh về mắt áp dụng cho nghĩa vụ quân sự năm 2025 như thế nào?
Tại Mục II Phụ Lục I ban hành kèm theo Thông tư 105/2023/TT-BQP quy định phân loại sức khỏe các bệnh về mắt như sau:
Xem chi tiết Bảng tiêu chuẩn phân loại sức khỏe các bệnh về mắt áp dụng cho nghĩa vụ quân sự tại đây
Quy trình khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 8 Thông tư 105/2023/TT-BQP quy định về quy trình khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự từ 01/01/2024 được thực hiện theo các bước như sau:
Bước 1: Lập danh sách công dân khám nghĩa vụ quân sự;
Bước 2: Thông báo thời gian, địa điểm tổ chức khám sức khỏe (Ra lệnh gọi khám sức khỏe);
Bước 3: Tổ chức khám sức khỏe theo các nội dung quy định tại khoản 5 Điều 8 Thông tư 105/2023/TT-BQP và thực hiện theo 2 vòng:
- Khám thể lực, lâm sàng
- Khám cận lâm sàng, sàng lọc HIV, ma túy.
Khi khám thể lực và lâm sàng, nếu công dân không đạt một trong các tiêu chuẩn sức khỏe quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 105/2023/TT-BQP thì ủy viên Hội đồng trực tiếp khám báo cáo Chủ tịch Hội đồng quyết định dừng khám. Chi tiến hành xét nghiệm máu, nước tiểu; xét nghiệm HIV, ma túy cho công dân đạt tiêu chuẩn sức khỏe sau khám thể lực, lâm sàng, siêu âm, điện tim, chụp X-quang tim phổi thẳng.
Tổ chức tư vấn và xét nghiệm HIV theo quy định của pháp luật về phòng, chống HIV/AIDS đối với trường hợp đạt tiêu chuẩn sức khỏe;
Bước 4: Hoàn chỉnh Phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự theo Mẫu 3 Phụ lục V. -ban hành kèm theo Thông tư 105/2023/TT-BQP;
Bước 5: Tổng hợp, báo cáo kết quả khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự theo Mẫu 2b Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 105/2023/TT-BQP.
Tiêu chuẩn mới về phân loại sức khỏe các bệnh về mắt áp dụng cho nghĩa vụ quân sự năm 2025 như thế nào? (Hình từ internet)
Ai phải đi nghĩa vụ quân sự?
Căn cứ vào khoản 1 và khoản 2 Điều 4 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 được sửa đổi bởi điểm a khoản 1 Điều 49 Luật Dân quân tự vệ 2019 quy định về nghĩa vụ quân sự như sau:
Nghĩa vụ quân sự
1. Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân. Thực hiện nghĩa vụ quân sự bao gồm phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân.
2. Công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự, không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi cư trú phải thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định của Luật này.
3. Công dân phục vụ trong lực lượng Cảnh sát biển và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân được coi là thực hiện nghĩa vụ quân sự tại ngũ.
4. Công dân thuộc một trong các trường hợp sau đây được công nhận hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ trong thời bình:
a) Dân quân thường trực có ít nhất 24 tháng phục vụ thì được công nhận hoàn thành thực hiện nghĩa vụ quân sự tại ngũ trong thời bình, do Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp huyện quyết định theo đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc trưởng thôn nơi không có đơn vị hành chính cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức;
b) Hoàn thành nhiệm vụ tham gia Công an xã liên tục từ đủ 36 tháng trở lên;
c) Cán bộ, công chức, viên chức, sinh viên tốt nghiệp đại học trở lên, đã được đào tạo và phong quân hàm sĩ quan dự bị;
d) Thanh niên đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung cấp tình nguyện phục vụ tại đoàn kinh tế - quốc phòng từ đủ 24 tháng trở lên theo Đề án do Thủ tướng Chính phủ quyết định;
đ) Công dân phục vụ trên tàu kiểm ngư từ đủ 24 tháng trở lên.
Theo đó, nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân. Thực hiện nghĩa vụ quân sự bao gồm phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân.
Công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự, không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi cư trú phải thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định.
Ngoài ra, căn cứ theo quy định tại Điều 6 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định về việc thực hiện nghĩa vụ quân sự của công dân như sau:
Nghĩa vụ phục vụ tại ngũ
1. Công dân nam trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự có nghĩa vụ phục vụ tại ngũ trong Quân đội nhân dân.
2. Công dân nữ trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự trong thời bình nếu tự nguyện và quân đội có nhu cầu thì được phục vụ tại ngũ
Như vậy, căn cứ theo các quy định trên, công dân nam phải thực hiện nghĩa vụ quân sự trong độ tuổi luật định. Nói cách khác, đây là nghĩa vụ bắt buộc đối với công dân nam.
Đối với công dân nữ, Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 mở rộng quy định, cho phép công dân nữ trong độ tuổi luật định, nếu tự nguyện thực hiện nghĩa vụ quân sự và quân đội có nhu cầu thì được nhập ngũ. Quy định này không bắt buộc công dân nữ trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự thì phải nhập ngũ. Công dân nữ trong thời bình nhập ngũ với tinh thần tự nguyện và được nhà nước chấp nhận.
- Độ tuổi gọi nhập ngũ hiện nay được quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 148/2018/TT-BQP như sau:
+ Công dân từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi.
+ Công dân nam được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo thì tuyển chọn và gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.
Thông tư 105/2023/TT-BQP có hiệu lực từ ngày 01/01/2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bộ luật Hình sự mới nhất hiện nay quy định những gì? Bộ luật Hình sự có nhiệm vụ gì? Nguyên tắc xử lý người phạm tội và pháp nhân thương mại phạm tội?
- Phương tiện đo nhóm 2 không có quy trình kiểm định thì có chuyển sang hiệu chuẩn thay thế được không?
- Chức năng của Hội đồng nghệ thuật trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn là gì? Ai có thẩm quyền thành lập Hội đồng nghệ thuật?
- Chính quyền địa phương ở thị trấn là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền địa phương ở thị trấn?
- Khi Nhà nước thu hồi đất, chủ sở hữu cây trồng được tự thu hồi cây trồng, vật nuôi trước khi bàn giao lại đất cho Nhà nước không?