Tiêu chuẩn giường bệnh tại các phòng thủ thuật châm cứu là gì? Xử phạt cơ sở thủ thuật châm cứu không đáp ứng điều kiện về giường bệnh như thế nào?
Tiểu chuẩn gường bệnh để cấp phép đối với phòng thủ thuật châm cứu là 5m2 đúng không?
Điều kiện cơ sở vật chất của phòng chẩn trị y học cổ truyền được quy định tại khoản 1 Điều 27 Nghị định 109/2016/NĐ-CP (Một số nội dung được bãi bỏ bởi khoản 13 Điều 10 Nghị định 155/2018/NĐ-CP); cụ thể gồm các điều kiện như sau:
- Phòng chẩn trị có diện tích ít nhất là 10 m2 và có nơi đón tiếp người bệnh.
- Tùy theo phạm vi hoạt động chuyên môn đăng ký, phòng chẩn trị y học cổ truyền phải đáp ứng thêm các điều kiện sau đây:
+ Trường hợp có châm cứu, xoa bóp day ấn huyệt thì phải có buồng hoặc bố trí nơi kê giường châm cứu, xoa bóp day ấn huyệt có diện tích ít nhất là 05 m2 một giường bệnh;
+ Trường hợp có xông hơi thuốc thì phải có buồng xông hơi có diện tích ít nhất là 02 m2 và phải kín nhưng đủ ánh sáng.
Theo đó thì chuẩn của giường bệnh tại các cơ sở châm cứu là tối thiểu 05m2 trên một giường bệnh, vậy trước tiên nếu không đủ điều kiện về cơ sở vật chất thì anh sẽ không được cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở chẩn trị y học cổ truyền là phòng thủ thuật châm cứu
Tiêu chuẩn giường bệnh tại các phòng thủ thuật châm cứu là gì?
Xử phạt phòng thủ thuật châm cứu không đáp ứng điều kiện về giường bệnh đủ 05m2 như thế nào?
Trường hợp cơ sở vẫn hoạt động không có giấy phép; hoặc có giấy phép mà không đảm bảo các nội dung trong giấy phép thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 47 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính như sau:
"Điều 47. Vi phạm các quy định về kiểm soát nhiễm khuẩn trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
...
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
b) Không bảo đảm cơ sở vật chất, thiết bị, trang phục phòng hộ, điều kiện vệ sinh cá nhân cho người làm việc trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, người bệnh và người khác đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với yêu cầu về kiểm soát nhiễm khuẩn trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này."
Theo đó đối với hành vi không đảm bảo cơ sở vật chất trong cơ sở khám, chữa bệnh thì bị phạt tiền từ 5 đến 10 triệu đồng. Đồng thời bị tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động khám chữa bệnh từ 01 tháng đến 03 tháng.
Lưu ý: Căn cứ quy định tại khoản 5 Điều 4 Nghị định 117/2020/NĐ-CP thì mức phạt trên chỉ áp dụng đối với cá nhân, trường hợp cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Đối với phòng thủ thuật châm cứu có nhiều chi nhánh thì cấp 1 giấy phép hoạt động cho toàn bộ chi nhánh thôi được không?
Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 45 Nghị định 109/2016/NĐ-CP quy định như sau:
"Điều 45. Tổ chức thẩm định để cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
3. Quản lý giấy phép hoạt động:
a) Mỗi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ được cấp một giấy phép hoạt động. Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có nhiều địa điểm hoạt động thì mỗi địa điểm đều phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 23 Nghị định này và được cấp một giấy phép hoạt động.
b) Bản sao hợp lệ giấy phép hoạt động và hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động được lưu tại cơ quan cấp giấy phép hoạt động.
c) Sau khi cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cơ quan đã cấp giấy phép hoạt động phải thực hiện các thủ tục sau đây:
- Bộ Y tế gửi văn bản thông báo cho Ủy ban nhân dân tỉnh và Sở Y tế nơi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động đặt trụ sở trong thời gian 30 ngày, kể từ ngày cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động;
- Sở Y tế gửi văn bản thông báo cho Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (cấp huyện) và phòng y tế cấp huyện nơi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động đặt trụ sở trong thời gian 30 ngày, kể từ ngày cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động;
- Bộ Y tế đăng tải danh sách cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động thuộc thẩm quyền lên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế. Sở Y tế đăng tải danh sách cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động thuộc thẩm quyền lên Trang thông tin điện tử của Sở Y tế."
Theo quy định trên thì mỗi cơ sở khám chữa bệnh chỉ được phép được cấp một giấy phép, tuy nhiên trường hợp 1 cơ sở khám, chữa bệnh có nhiều chi nhánh, địa điểm khác nhau thì mỗi chi nhánh đều phải đáp ứng các tiêu chí theo luật định và được cấp giấy phép riêng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Quyết định cấp lại thẻ đảng viên bị mất cho cá nhân đảng viên như thế nào? Tải ở đâu? Thủ tục cấp lại thẻ đảng viên bị mất?
- Em trai đến nhà anh chị ruột chơi có phải thông báo lưu trú không? Anh chị ruột thực hiện thông báo lưu trú theo hình thức nào?
- Từ 1/12/2024 chính thức hết giảm thuế trước bạ ô tô 50% theo Nghị định 109? Thuế trước bạ ô tô từ 1/12/2024 ra sao?
- Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ cuối năm 2024 là Đảng viên? Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ trường học là Đảng viên?
- Mức bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất gây thiệt hại đối với cây trồng chưa thu hoạch được tính thế nào?