Tiêu chuẩn, đối tượng xét tặng danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc trong ngành Thanh tra 2024 ra sao?
Tiêu chuẩn, đối tượng xét tặng danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc trong ngành Thanh tra 2024 ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Thông tư 03/2024/TT-TTCP có hướng dẫn tiêu chuẩn, đối tượng xét tặng danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc trong ngành Thanh tra như sau:
Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc
Danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc được xét tặng hằng năm cho tập thể đạt các tiêu chuẩn sau:
- Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao;
- Tích cực tham gia phong trào thi đua thường xuyên, thiết thực, hiệu quả;
- Có 100% cá nhân trong tập thể hoàn thành nhiệm vụ được giao, trong đó có ít nhất là 70% cá nhân đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến”;
- Có cá nhân đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”;
- Nội bộ đoàn kết, gương mẫu chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Đối tượng xét tặng danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc
Đối tượng xét tặng danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc là tập thể các vụ, cục, đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ; phòng và tương đương của các cục, đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ.
Tiêu chuẩn, đối tượng xét tặng danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc trong ngành Thanh tra 2024 ra sao? (Hình từ Internet)
Mức tiền thưởng danh hiệu thi đua mới nhất 2024?
Căn cứ theo quy định tại Điều 54 Nghị định 98/2023/NĐ-CP thì mức tiền thưởng danh hiệu thi đua mới nhất 2024 như sau:
Danh hiệu thi đua đối với cá nhân
- Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” được tặng Bằng chứng nhận, khung, Huy hiệu, hộp dựng Huy hiệu và được thưởng 4,5 lần mức lương cơ sở;
- Danh hiệu Chiến sĩ thi đua bộ, ban, ngành, tỉnh được tặng Bằng chứng nhận, khung, Huy hiệu, hộp dựng Huy hiệu và được thưởng 3,0 lần mức lương cơ sở;
- Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” được tặng Bằng chứng nhận, khung và được thưởng 1,0 lần mức lương cơ sở;
- Danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ tiên tiến” được thưởng 0,3 lần mức lương cơ sở.
Danh hiệu thi đua đối với tập thể
- Danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”, “Đơn vị quyết thắng” được tặng Bằng chứng nhận, khung và được thưởng 1,5 lần mức lương cơ sở;
- Danh hiệu “Tập thể Lao động tiên tiến”, “Đơn vị tiên tiến” được thưởng 0,8 lần mức lương cơ sở;
- Danh hiệu xã, phường, thị trấn tiêu biểu được tặng Bằng chứng nhận, khung và được thưởng 2,0 lần mức lương cơ sở;
- Danh hiệu thôn, tổ dân phố văn hóa được tặng Bằng chứng nhận, khung và được thưởng 1,5 lần mức lương cơ sở;
- Danh hiệu “Cờ thi đua của Chính phủ” được tặng cờ và được thưởng 12,0 lần mức lương cơ sở;
- Danh hiệu cờ thi đua của bộ, ban, ngành, tỉnh được tặng cờ và được thưởng 8,0 lần mức lương cơ sở;
- Danh hiệu cờ thi đua của quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng, tổng cục và tương đương thuộc Bộ Quốc phòng, Ban Cơ yếu Chính phủ; cờ thi đua của Đại học Quốc gia được tặng cờ và được thưởng 6,0 lần mức lương cơ sở.
Công bố, trao tặng và đón nhận danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng thực hiện theo nghi thức nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 26 Nghị định 98/2023/NĐ-CP thì nghi thức công bố, trao tặng và đón nhận danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng thực hiện theo quy định mới nhất 2024 như sau:
Bước 1:
Người điều hành buổi lễ là đại diện lãnh đạo của bộ, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, đơn vị tổ chức buổi lễ. Đơn vị chủ trì lễ công bố, trao tặng và đón nhận danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng phải xây dựng kịch bản lễ công bố, trao tặng và đón nhận danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng.
Bước 2:
Công bố quyết định tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng:
- Đại diện lãnh đạo của cơ quan làm công tác thi đua, khen thưởng hoặc của đơn vị tổ chức buổi lễ công bố toàn văn quyết định khen thưởng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng;
- Công bố Quyết định khen thưởng của Chủ tịch nước: Trước khi công bố, người công bố mời Đội cờ truyền thống (nếu có), đại diện cấp ủy, lãnh đạo chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (hoặc đại diện các thế hệ lãnh đạo của tập thể được khen thưởng) hoặc cá nhân được khen thưởng lên lễ đài để nghe công bố quyết định khen thưởng;
- Công bố Quyết định khen thưởng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ: Công bố xong, người công bố mời đại diện lãnh đạo của tập thể hoặc cá nhân có tên trong quyết định khen thưởng lên lễ đài để đón nhận danh hiệu thi đua hoặc hình thức khen thưởng.
Bước 3:
Trao danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng:
- Người trao danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng là người có thẩm quyền quyết định khen thưởng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng hoặc người được người có thẩm quyền quyết định khen thưởng ủy quyền trao tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng hoặc đại diện các lãnh đạo cấp trên tham dự buổi lễ; người trao đứng ở vị trí trung tâm của lễ đài;
- Trao theo thứ tự: Gắn Huân chương (hoặc Huy chương, Huy hiệu kèm theo danh hiệu) trước; sau đó trao Bằng và trao Cờ Anh hùng (đối với tập thể được đón nhận danh hiệu Anh hùng);
- Đối với tập thể có Cờ truyền thống: Người trao gắn Huân chương (hoặc Huy hiệu kèm theo danh hiệu) lên góc cao mặt phải Cờ truyền thống. Vị trí gắn Huân chương (hoặc Huy hiệu kèm theo danh hiệu) trên Cờ truyền thống được thực hiện theo thứ hạng từ cao xuống thấp;
Đối với tập thể không có Cờ truyền thống: Người trao trao Bằng đã gắn sẵn Huân chương (hoặc Huy hiệu kèm theo danh hiệu);
- Trao tặng cho cá nhân: Người trao gắn Huân chương (hoặc Huy chương, Huy hiệu kèm theo danh hiệu) lên phía trái ngực áo người đón nhận, sau đó trao Bằng;
- Truy tặng: Người trao trao Bằng đã gắn sẵn Huân chương (hoặc Huy chương, Huy hiệu kèm theo danh hiệu) cho đại diện gia đình cá nhân được truy tặng;
- Việc trao danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng trong một số trường hợp đặc biệt như cá nhân là người cao tuổi sức khỏe yếu, người khuyết tật hoặc quyết định khen thưởng cho nhiều đối tượng, cơ quan chủ trì lễ trao tặng xin ý kiến của người có thẩm quyền trao tặng hoặc được ủy quyền trao tặng hoặc đại diện lãnh đạo cấp trên tham dự buổi lễ quyết định.
Bước 4:
Đón nhận danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng:
- Đón nhận các hình thức khen thưởng thuộc thẩm quyền của Chủ tịch nước: Người đón nhận khen thưởng đứng nghiêm theo hàng ngang tại vị trí trung tâm trên lễ đài nghe công bố quyết định khen thưởng;
- Đón nhận các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ: Người đón nhận khen thưởng được mời lên vị trí trung tâm của lễ đài để đón nhận;
- Khi đón nhận Bằng (hoặc Cờ), người đón nhận khen thưởng nâng Bằng hoặc Cờ cao ngang ngực, giữ nguyên tư thế cho đến khi rời khỏi lễ đài;
- Trong trường hợp cần thiết, đại diện tập thể (hoặc cá nhân, hộ gia đình) được khen thưởng phát biểu ý kiến sau khi đón nhận khen thưởng.
Bước 5:
Người phục vụ nghi thức trao:
- Không quay lưng về phía người dự; đứng phía sau, bên phải (tay thuận) người trao khi đưa Huân chương (hoặc Huy chương, Huy hiệu kèm theo danh hiệu, Bằng, Cờ) cho người trao;
- Đặt Huân chương (hoặc Huy chương, Huy hiệu kèm theo danh hiệu, Bằng) trong khay phủ vải đỏ; Bằng phải được lồng trong khung; bưng khay, đưa Huân chương, Bằng, Cờ bằng hai tay cho người trao.
Thông tư 03/2024/TT-TTCP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 5 năm 2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lỗi chở hàng cồng kềnh xe máy 2025? Mức phạt chở hàng cồng kềnh 2025? Xe máy chở hàng cồng kềnh bị phạt bao nhiêu?
- Tiêu chí Kinh dị ở Phim 18+ là gì theo Thông tư 05? 07 tiêu chí phân loại phim 18+ chi tiết, cụ thể?
- Mã chương thuế môn bài năm 2025? Hướng dẫn tra cứu mã chương thuế môn bài năm 2025 như thế nào?
- Huân chương Lao động hạng Ba được gì? Huân chương Lao động hạng 3 được quyền lợi gì theo Nghị định 98?
- Giáo viên tiểu học hạng 1 cần đáp ứng các tiêu chuẩn nào? Giáo viên tiểu học hạng 1 được làm ban giám khảo hội thi giáo viên dạy giỏi cấp nào?