Tiêu chí và thang điểm đánh giá hồ sơ tuyển chọn tổ chức và cá nhân thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp quốc gia như thế nào?
- Tiêu chí và thang điểm đánh giá hồ sơ tuyển chọn tổ chức và cá nhân thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp quốc gia như thế nào?
- Trình tự phê duyệt kết quả tuyển chọn tổ chức và cá nhân thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp quốc gia được thực hiện như thế nào?
- Ai có trách nhiệm công khai thông tin về kết quả tuyển chọn nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp quốc gia?
Tiêu chí và thang điểm đánh giá hồ sơ tuyển chọn tổ chức và cá nhân thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp quốc gia như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Thông tư 20/2023/TT-BKHCN về nhóm tiêu chí và thang điểm đánh giá hồ sơ tuyển chọn tổ chức và cá nhân thực hiện nhiệm vụ.
Hồ sơ tuyển chọn tổ chức và cá nhân thực hiện nhiệm vụ được đánh giá, chấm điểm tối đa 100 điểm theo các nhóm tiêu chí và thang điểm đánh giá như sau:
- Đề tài nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ:
+ Tổng quan tình hình nghiên cứu (tối đa 12 điểm);
+ Nội dung, nhân lực thực hiện các nội dung, phương pháp nghiên cứu và kỹ thuật sử dụng (tối đa 24 điểm);
+ Sản phẩm khoa học và công nghệ (tối đa 16 điểm);
+ Khả năng ứng dụng hoặc sử dụng kết quả tạo ra vào sản xuất và đời sống (tối đa 16 điểm);
+ Tính khả thi về kế hoạch và kinh phí thực hiện (tối đa 16 điểm);
+ Năng lực của tổ chức và cá nhân thực hiện (tối đa 16 điểm).
- Đề tài nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn và đề án khoa học:
+ Tổng quan tình hình nghiên cứu (tối đa 12 điểm);
+ Nội dung và hoạt động hỗ trợ nghiên cứu (tối đa 12 điểm);
+ Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu (tối đa 12 điểm);
+ Tính khả thi về kế hoạch và kinh phí thực hiện (tối đa 20 điểm);
+ Sản phẩm khoa học, lợi ích kết quả của đề tài, đề án và phương án chuyển giao sản phẩm, kết quả nghiên cứu (tối đa 24 điểm);
+ Năng lực của tổ chức và cá nhân thực hiện (tối đa 20 điểm).
- Đề tài nghiên cứu trong các lĩnh vực hoạt động khoa học và công nghệ khác, tùy thuộc vào nội dung nghiên cứu áp dụng nhóm tiêu chí và thang điểm quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 12 Thông tư 20/2023/TT-BKHCN.
- Dự án:
+ Tổng quan về các vấn đề công nghệ và thị trường của dự án (điểm tối đa 8);
+ Nội dung và phương án triển khai (tối đa 20 điểm);
+ Tính mới và tính khả thi của công nghệ (tối đa 12 điểm);
+ Khả năng phát triển và hiệu quả kinh tế - xã hội dự kiến của dự án (tối đa 12 điểm);
+ Sản phẩm khoa học và công nghệ (tối đa 16 điểm);
+ Phương án tài chính (tối đa 16 điểm);
+ Năng lực của tổ chức và cá nhân thực hiện (tối đa 16 điểm).
*Lưu ý: Trong trường hợp cần thiết, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ có thể điều chỉnh tiêu chí, thang điểm đánh giá tùy theo đặc thù của các loại hình nhiệm vụ.
Tiêu chí và thang điểm đánh giá hồ sơ tuyển chọn tổ chức và cá nhân thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp quốc gia như thế nào? (Hình từ internet)
Trình tự phê duyệt kết quả tuyển chọn tổ chức và cá nhân thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp quốc gia được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 15 Thông tư 20/2023/TT-BKHCN quy định về trình tự phê duyệt kết quả tuyển chọn tổ chức và cá nhân thực hiện nhiệm vụ được thực hiện theo các bước như sau:
Bước 1: Hoàn thiện hồ sơ
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hoàn thành việc thẩm định kinh phí hoặc nhận được ý kiến của chuyên gia tư vấn độc lập (nếu có), tổ chức chủ trì và chủ nhiệm nhiệm vụ có trách nhiệm hoàn thiện hồ sơ nhiệm vụ theo kết luận của Tổ thẩm định, giải trình chi tiết kết luận của Tổ thẩm định (Biểu B3-3-GTTĐKP) và nộp lại cho đơn vị quản lý chuyên môn sau khi có xác nhận đã tiếp thu ý kiến của chủ trì phiên họp thẩm định kinh phí.
Hồ sơ trình phê duyệt gồm:
- Biên bản mở hồ sơ đăng ký tuyển chọn tổ chức và cá nhân chủ trì nhiệm vụ; phiếu nhận xét, đánh giá của các thành viên Hội đồng tư vấn;
- Biên bản họp Hội đồng tư vấn, Biên bản họp Tổ thẩm định, ý kiến của chuyên gia tư vấn độc lập (nếu có);
- Báo cáo giải trình của tổ chức chủ trì đối với các ý kiến của Hội đồng tư vấn và Tổ thẩm định;
- Hồ sơ nhiệm vụ đã được chỉnh sửa theo kết luận của Tổ thẩm định; Quyết định thành lập Hội đồng tư vấn, Tổ thẩm định, Tổ chuyên gia (nếu có);
- Dự thảo Quyết định phê duyệt tổ chức chủ trì, chủ nhiệm nhiệm vụ, kinh phí, phương thức khoán chi và thời gian thực hiện nhiệm vụ theo Biểu B3-4-QĐPDKP tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 20/2023/TT-BKHCN.
Bước 2: Phê duyệt kết quả tuyển chọn
- Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được thuyết minh đã hoàn thiện theo kết luận của Tổ thẩm định, đơn vị quản lý chuyên môn có trách nhiệm trình Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét, ký Quyết định phê duyệt tổ chức chủ trì, chủ nhiệm nhiệm vụ, kinh phí, phương thức khoán chi và thời gian thực hiện nhiệm vụ.
Thời gian thực hiện nhiệm vụ bao gồm thời gian triển khai nghiên cứu và thời gian hoàn thiện hồ sơ phục vụ đánh giá nghiệm thu (không quá 03 tháng).
- Bộ Khoa học và Công nghệ phân cấp cho đơn vị quản lý kinh phí phê duyệt thuyết minh nhiệm vụ.
- Trong trường hợp cần thiết, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ có thể lấy ý kiến của chuyên gia tư vấn độc lập theo quy định tại Điều 18 và Điều 20 Thông tư 20/2023/TT-BKHCN.
Ai có trách nhiệm công khai thông tin về kết quả tuyển chọn nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp quốc gia?
Căn cứ theo quy định tại Điều 16 Thông tư 20/2023/TT-BKHCN quy định như sau:
Lưu giữ, quản lý hồ sơ gốc và công khai thông tin
1. Sau khi kết thúc quá trình tuyển chọn, thư ký hành chính của các phiên họp có trách nhiệm tổng hợp tài liệu (kể cả các hồ sơ không trúng tuyển) để lưu giữ và quản lý theo quy định hiện hành.
2. Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm công khai thông tin về kết quả tuyển chọn nhiệm vụ (trừ các nhiệm vụ có nội dung chứa bí mật nhà nước do cơ quan có thẩm quyền quy định) theo quy định cụ thể như sau:
a) Nội dung công khai: Quyết định phê duyệt danh mục nhiệm vụ đặt hàng; Quyết định phê duyệt tổ chức chủ trì, chủ nhiệm nhiệm vụ, kinh phí, phương thức khoán chi và thời gian thực hiện nhiệm vụ;
b) Phương thức công khai: trong thời hạn 15 ngày kể từ khi ký quyết định phê duyệt, Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm thông báo công khai kết quả tuyển chọn và đăng tải tối thiểu 60 ngày trên Hệ thống quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ quốc gia và Cổng thông tin điện tử của Bộ Khoa học và Công nghệ hoặc các phương tiện thông tin đại chúng khác.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm công khai thông tin về kết quả tuyển chọn nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp quốc gia (trừ các nhiệm vụ có nội dung chứa bí mật nhà nước do cơ quan có thẩm quyền quy định).
Thông tư 20/2023/TT-BKHCN có hiệu lực từ ngày 27/11/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phương pháp luận triết học là gì? Các phương pháp luận triết học? Mục tiêu của môn Triết học Mác Lênin là gì?
- Kết quả thực hiện công tác bảo dưỡng công trình xây dựng có lập hồ sơ không? Hồ sơ bảo trì công trình xây dựng?
- Cổng dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh phải có tên miền như thế nào? Trách nhiệm của cơ quan nhà nước cung cấp dịch vụ công trực tuyến?
- Người quản lý sử dụng công trình xây dựng có được tổ chức thực hiện phá dỡ công trình xây dựng không?
- Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen đi học muộn lớp 10? Học sinh lớp 10 có quyền gì?