Tiêu chí để được công nhận là loài cây trồng lâm nghiệp chính là gì? Có các loài cây trồng lâm nghiệp chính nào?
Cây trồng lâm nghiệp được hiểu như thế nào?
Cây trồng lâm nghiệp (Hình từ Internet)
Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 22/2021/TT-BNNPTNT giải thích cây trồng lâm nghiệp như sau:
Cây trồng lâm nghiệp là những loài cây gỗ và lâm sản ngoài gỗ trồng trên đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất và trồng phân tán.
Tiêu chí để được công nhận là loài cây trồng lâm nghiệp chính là gì?
Theo Điều 4 Mục I Thông tư 22/2021/TT-BNNPTNT quy định về tiêu chí loài cây lâm nghiệp chính như sau:
Tiêu chí loài cây trồng lâm nghiệp chính
1. Có giống hoặc nguồn giống đã được công nhận, đáp ứng nhu cầu và mục đích trồng rừng.
2. Có diện tích rừng trồng từ 500 ha trở lên tại ít nhất 02 vùng sinh thái lâm nghiệp.
Như vây, những loài cây đáp ứng đủ 2 tiêu chí trên thì được công nhận là loài cây lâm nghiệp chính.
Có các loài cây trồng lâm nghiệp chính nào?
Theo Điều 5 Mục I Thông tư 22/2021/TT-BNNPTNT quy định về danh mục loài cây lâm nghiệp chính như sau:
- Danh mục loài cây trồng lâm nghiệp chính được ban hành tại Phụ lục II kèm theo Thông tư 22/2021/TT-BNNPTNT.
- Danh mục loài cây trồng lâm nghiệp chính được bổ sung, loại bỏ trong các trường hợp sau:
+ Bổ sung vào danh mục khi có loài cây mới đáp ứng quy định là loài cây lâm nghiệp được trồng phổ biến, có tầm quan trọng trong phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường cần được quản lý chặt chẽ (theo khoản 4 Điều 3 Nghị định số 27/2021/NĐ-CP) và đủ các tiêu chí quy định tại Điều 4 Thông tư này;
+ Loại bỏ khỏi danh mục đối với loài cây không còn đáp ứng theo quy định là loài cây lâm nghiệp được trồng phổ biến, có tầm quan trọng trong phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường cần được quản lý chặt chẽ (theo khoản 4 Điều 3 Nghị định số 27/2021/NĐ-CP) và một trong các tiêu chí quy định tại Điều 4 Thông tư này.
- Tổng cục Lâm nghiệp rà soát, trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét bổ sung, loại bỏ danh mục loài cây trồng lâm nghiệp chính theo quy định tại khoản 2 Điều này.
Cơ quan nào có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác công nhận, hủy bỏ công nhận giống/nguồn giống cây trồng lâm nghiệp?
Theo Điều 13 Thông tư 22/2021/TT-BNNPTNT quy định về trách nhiệm thực hiện như sau:
Trách nhiệm thực hiện
1. Tổng cục Lâm nghiệp:
a) Thường xuyên rà soát, tổng hợp, cập nhật, công bố danh mục giống và nguồn giống cây trồng lâm nghiệp được công nhận hoặc hủy bỏ công nhận trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục;
b) Kiểm tra, thanh tra hoạt động quản lý sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp của các địa phương theo quy định của pháp luật;
c) Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm về quản lý sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp trên phạm vi cả nước theo thẩm quyền.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
a) Hướng dẫn quản lý, khai thác, sử dụng có hiệu quả giống, nguồn giống cây trồng lâm nghiệp được công nhận;
b) Chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện các tiêu chuẩn về giống cây trồng lâm nghiệp;
c) Thường xuyên rà soát, tổng hợp, cập nhật, công bố công khai danh mục nguồn giống cây trồng lâm nghiệp được công nhận hoặc hủy bỏ công nhận trên Cổng thông tin điện tử của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; thông báo cho Tổng cục Lâm nghiệp về việc công nhận hoặc hủy bỏ công nhận nguồn giống cây trồng lâm nghiệp ngay sau khi ban hành quyết định;
d) Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm về quản lý sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp tại địa phương theo quy định của pháp luật;
đ) Trước ngày 31 tháng 12 hằng năm, báo cáo Tổng cục Lâm nghiệp về tình hình sản xuất, kinh doanh và sử dụng giống cây trồng lâm nghiệp tại địa phương (bao gồm cả diện tích rừng trồng theo từng loài cây).
3. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân:
a) Thực hiện đúng các quy định của pháp luật về giống cây trồng lâm nghiệp trong quá trình sản xuất, kinh doanh, đảm bảo chất lượng giống cây trồng lâm nghiệp theo quy định;
b) Chấp hành việc kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Tổng cục Lâm nghiệp, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cá nhân tổ chức liên quan có trách nhiệm trong việc tổ chức triển khai và thực hiện công tác công nhận, hủy bỏ công nhận giống/nguồn giống cây trồng lâm nghiệp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?