Tiếp nhận tài trợ của cơ sở giáo dục phải có những nội dung gì? Tổ tiếp nhận tài trợ bao gồm những ai và có trách nhiệm như thế nào?

Nguyên tắc tiếp nhận tài trợ đối với cơ sở giáo dục phải đảm bảo những quy định gì? Tiếp nhận tài trợ của cơ sở giáo dục phải có những nội dung nào, Tổ tiếp nhận tài trợ bao gồm những ai và có trách nhiệm thực hiện thế nào? - Câu hỏi của chị Lâm Ngọc Minh Như đến từ Hải Dương.

Nguyên tắc tiếp nhận tài trợ đối với cơ sở giáo dục phải đảm bảo những quy định gì?

Theo Điều 2 Thông tư 16/2018/TT-BGDĐT quy định nguyên tắc vận động tài trợ đối với cơ sở giáo dục cụ thể như sau:

Nguyên tắc vận động, tiếp nhận, quản lý và sử dụng tài trợ
1. Việc tài trợ phải đảm bảo nguyên tắc tự nguyện, công khai, minh bạch, không ép buộc, không quy định mức tài trợ bình quân, không quy định mức tài trợ tối thiểu, không lợi dụng việc tài trợ cho giáo dục để ép buộc đóng góp và không coi huy động tài trợ là điều kiện cho việc cung cấp dịch vụ giáo dục, đào tạo.
2. Việc vận động, tiếp nhận, quản lý và sử dụng các khoản tài trợ phải được công bố, niêm yết công khai tại cơ sở giáo dục được nhận tài trợ và tuân thủ đúng quy định của pháp luật hiện hành.
3. Việc quản lý, sử dụng các khoản tài trợ phải theo nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả, đúng mục đích và không để thất thoát, lãng phí.
4. Không tiếp nhận các hiện vật không đáp ứng mục đích sử dụng trong cơ sở giáo dục, hiện vật độc hại, nguy hiểm đối với môi trường, sức khỏe của cán bộ, giáo viên, nhân viên và người học.
5. Khuyến khích các nhà tài trợ tự tổ chức thực hiện việc đầu tư xây dựng, mua sắm trang thiết bị và lắp đặt hoàn chỉnh để bàn giao cho cơ sở giáo dục theo sự thỏa thuận và hướng dẫn của cơ sở giáo dục.
6. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân tài trợ, ủng hộ để phát triển sự nghiệp giáo dục, tăng cường cơ sở vật chất trường lớp, hỗ trợ hoạt động dạy - học, hoạt động giáo dục tại các cơ sở giáo dục.

Từ quy định trên thì tài trợ phải đảm bảo nguyên tắc tự nguyện, công khai, minh bạch, không ép buộc, không quy định mức tài trợ bình quân, không quy định mức tài trợ tối thiểu, không lợi dụng việc tài trợ cho giáo dục để ép buộc đóng góp và không coi huy động tài trợ là điều kiện cho việc cung cấp dịch vụ giáo dục, đào tạo.

Đồng thời, việc tiếp nhận các khoản tài trợ phải được công bố, niêm yết công khai tại cơ sở giáo dục được nhận tài trợ và tuân thủ đúng quy định của pháp luật hiện hành.

Tiếp nhận tài trợ của cơ sở giáo dục phải có những nội dung gì? Tổ tiếp nhận tài trợ bao gồm những ai và có trách nhiệm như thế nào?

Tiếp nhận tài trợ của cơ sở giáo dục phải có những nội dung gì? Tổ tiếp nhận tài trợ bao gồm những ai và có trách nhiệm như thế nào?

Tiếp nhận tài trợ của cơ sở giáo dục phải có những nội dung gì?

Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 16/2018/TT-BGDĐT quy định về cơ sở giáo dục được tiếp nhận các khoản tài trợ để thực hiện các nội dung sau:

- Trang bị thiết bị, đồ dùng phục vụ dạy và học; thiết bị phục vụ nghiên cứu khoa học; cải tạo, sửa chữa, xây dựng các hạng mục công trình phục vụ hoạt động giáo dục tại cơ sở giáo dục

- Hỗ trợ hoạt động giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học trong cơ sở giáo dục.

Bên cạnh đó tại khoản 2 Điều này có quy định thêm về không vận động tài trợ để chi trả: thù lao giảng dạy; các khoản chi liên quan trực tiếp cho cán bộ quản lý, giáo viên, giảng viên và nhân viên, các hoạt động an ninh, bảo vệ; thù lao trông coi phương tiện tham gia giao thông của học sinh; thù lao duy trì vệ sinh lớp học, vệ sinh trường; khen thưởng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; các chi phí hỗ trợ công tác quản lý của cơ sở giáo dục.

Tổ tiếp nhận tài trợ bao gồm những ai và có trách nhiệm như thế nào?

Căn cứ tại Điều 6 Thông tư 16/2018/TT-BGDĐT quy định về việc tiếp nhận tài trợ như sau:

Tiếp nhận tài trợ
1. Thành lập Tổ tiếp nhận tài trợ
a) Cơ sở giáo dục có trách nhiệm thành lập Tổ tiếp nhận tài trợ. Tổ tiếp nhận tài trợ bao gồm các thành phần chính sau: thủ trưởng cơ sở giáo dục; kế toán trưởng; Ban đại diện cha mẹ học sinh hoặc đại diện Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội sinh viên; đại diện của cộng đồng dân cư trên địa bàn đặt trụ sở của cơ sở giáo dục (nếu có);
b) Thủ trưởng cơ sở giáo dục là Tổ trưởng Tổ tiếp nhận tài trợ;
c) Tổ tiếp nhận tài trợ có trách nhiệm phổ biến, thông tin rộng rãi mục đích, ý nghĩa, nguyên tắc của hoạt động tài trợ; cung cấp thông tin về thời gian, địa chỉ, tên và số tài khoản tiếp nhận tài trợ của cơ sở giáo dục; nghiệm thu và bàn giao đưa vào sử dụng các khoản tài trợ bằng hiện vật hoặc phi vật chất;
d) Tổ tiếp nhận tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
2. Cơ sở giáo dục tổ chức tiếp nhận khoản tài trợ như sau:
a) Đối với các khoản tài trợ bằng tiền:
- Cơ sở giáo dục phải mở sổ kế toán chi tiết để theo dõi riêng số tiền được tài trợ; mở thêm một tài khoản tại Ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước để tiếp nhận đối với khoản tài trợ được chuyển khoản;
- Trường hợp tài trợ bằng kim cương, đá quý, kim loại quý hoặc hiện vật có giá trị khác, cơ sở giáo dục phối hợp với Tổ tiếp nhận tài trợ tổ chức bán cho Ngân hàng Thương mại hoặc tổ chức bán đấu giá và nộp số tiền thu được vào tài khoản của cơ sở giáo dục.
b) Đối với khoản tài trợ bằng hiện vật:
- Cơ sở giáo dục phối hợp với Tố tiếp nhận tài trợ có trách nhiệm thực hiện các thủ tục nhận bàn giao, chuẩn bị mặt bằng, kho bãi để bảo quản hiện vật tài trợ đảm bảo thuận lợi, nhanh chóng;
- Trường hợp tài trợ bằng công trình xây dựng cơ bản theo hình thức “chìa khóa trao tay”: Nhà tài trợ hoàn thành hồ sơ, tài liệu và chứng từ liên quan đến xây dựng công trình chuyển cho cơ sở giáo dục và cơ quan tài chính cùng cấp để thực hiện hạch toán theo giá trị công trình tài trợ đã nhận bàn giao. Khuyến khích việc lập quyết toán vốn theo quy định tại Thông tư số 09/2016/TT-BTC ngày 18 tháng 01 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước;
- Trường hợp tài trợ bằng thiết bị, máy móc: Nhà tài trợ cung cấp tài liệu, hồ sơ kỹ thuật cho cơ sở giáo dục theo quy định của pháp luật hiện hành.
c) Đối với khoản tài trợ phi vật chất: Cơ sở giáo dục tiếp nhận, quản lý và sử dụng theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ và các văn bản pháp luật hiện hành.
Trường hợp tài trợ bằng quyền sử dụng đất: Nhà tài trợ cung cấp các hồ sơ liên quan đến quyền sử dụng đất và làm các thủ tục chuyển giao quyền sử dụng đất cho cơ sở giáo dục tiếp nhận, quản lý và sử dụng theo quy định của pháp luật về đất đai.

Như vậy, Tổ tiếp nhận tài trợ bao gồm các thành phần chính sau: thủ trưởng cơ sở giáo dục; kế toán trưởng; Ban đại diện cha mẹ học sinh hoặc đại diện Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội sinh viên; đại diện của cộng đồng dân cư trên địa bàn đặt trụ sở của cơ sở giáo dục (nếu có).

Trách nhiệm của Tổ tiếp nhận tài trợ đó là phổ biến, thông tin rộng rãi mục đích, ý nghĩa, nguyên tắc của hoạt động tài trợ; cung cấp thông tin về thời gian, địa chỉ, tên và số tài khoản tiếp nhận tài trợ của cơ sở giáo dục; nghiệm thu và bàn giao đưa vào sử dụng các khoản tài trợ bằng hiện vật hoặc phi vật chất

Cơ sở giáo dục Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Cơ sở giáo dục
Tiếp nhận tài trợ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo là gì? Tính giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo theo lộ trình như thế nào?
Pháp luật
Cơ sở giáo dục là gì? Việc tổ chức dạy ngoại ngữ trong cơ sở giáo dục phải bảo đảm điều gì theo quy định?
Pháp luật
Ngôn ngữ chính thức dùng trong cơ sở giáo dục là ngôn ngữ nào? Những hành vi nào bị nghiêm cấm trong cơ sở giáo dục?
Pháp luật
08 công việc mà cán bộ quản lý được tham gia ý kiến để thực hiện dân chủ trong cơ sở giáo dục là gì? Người học có được tham gia ý kiến không?
Pháp luật
Chuyên viên cao cấp về quản lý tổ chức và hoạt động cơ sở giáo dục là chức danh gì? Cần có kinh nghiệm làm việc ra sao?
Pháp luật
Danh mục vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý trong cơ sở giáo dục? Hiệu trưởng là vị trí nào trong các vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý trong cơ sở giáo dục?
Pháp luật
Thông tư 09/2024/TT-BGDĐT quy định về công khai trong hoạt động của các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân như thế nào?
Pháp luật
Các cơ sở giáo dục phải công khai các thông tin chung gì theo quy định tại Thông tư 09/2024/TT-BGDĐT?
Pháp luật
Công khai thông tin các khoản thu chi tài chính nào của các cơ sở giáo dục theo quy định tại Thông tư 09/2024/TT-BGDĐT?
Pháp luật
Công khai thông tin của các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân bằng cách thức nào từ 19/7/2024?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cơ sở giáo dục
18,243 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cơ sở giáo dục Tiếp nhận tài trợ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Cơ sở giáo dục Xem toàn bộ văn bản về Tiếp nhận tài trợ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào