Tiền phạt do dỡ hàng hóa chậm có được tính vào tổn thất chung không? Tổn thất chung được phân bổ theo nguyên tắc nào?

Tiền phạt do dỡ hàng chậm có được tính vào tổn thất chung không? Tổn thất chung được phân bổ theo nguyên tắc nào? Thuyền trưởng có được tuyên bố tổn thất chung và chỉ định người phân bổ tổn thất chung không?

Tiền phạt do dỡ hàng hóa chậm có được tính vào tổn thất chung không?

Theo Điều 292 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định về tổn thất chung như sau:

- Tổn thất chung là những hy sinh và chi phí bất thường được thực hiện một cách có ý thức và hợp lý vì sự an toàn chung nhằm cứu tàu, hàng hóa, hành lý, giá dịch vụ vận chuyển hàng hóa, hành khách thoát khỏi hiểm họa chung.

- Chỉ những mất mát, hư hỏng và chi phí là hậu quả trực tiếp của hành động gây ra tổn thất chung mới được tính vào tổn thất chung.

- Mọi mất mát, hư hỏng và chi phí liên quan đến các thiệt hại đối với môi trường hoặc là hậu quả của việc rò rỉ hoặc thải các chất gây ô nhiễm từ tài sản trên tàu trong hành trình chung trên biển không được tính vào tổn thất chung trong bất kỳ trường hợp nào.

- Tiền phạt do dỡ hàng chậm và bất kỳ tổn thất hay thiệt hại phải chịu hoặc các chi phí phải trả do chậm trễ dù trong hay sau hành trình và bất kỳ thiệt hại gián tiếp nào khác không được tính vào tổn thất chung.

- Chi phí đặc biệt vượt quá mức cần thiết chỉ được tính vào tổn thất chung trong giới hạn hợp lý đối với từng trường hợp cụ thể.

Như vậy, tiền phạt do dỡ hàng chậm và bất kỳ tổn thất hay thiệt hại phải chịu hoặc các chi phí phải trả do chậm trễ dù trong hay sau hành trình và bất kỳ thiệt hại gián tiếp nào khác không được tính vào tổn thất chung.

Tổn thất chung được phân bổ theo nguyên tắc nào?

Theo Điều 293 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định về phân bổ tổn thất chung như sau:

- Tổn thất chung được phân bổ theo tỷ lệ trên cơ sở giá trị phần tổn thất trong hành động gây ra tổn thất chung và phần cứu được tại thời điểm và nơi tàu kết thúc hành trình ngay sau khi xảy ra tổn thất chung.

- Các quy định tại khoản 1 Điều này cũng được áp dụng đối với trường hợp hiểm họa phát sinh do lỗi của người cùng có lợi ích trong tổn thất chung hoặc của người thứ ba.

- Việc phân bổ tổn thất chung không loại trừ quyền của người liên quan đòi người có lỗi phải bồi thường cho mình.

- Các nguyên tắc dùng để xác định cụ thể giá trị tổn thất và giá trị phân bổ tổn thất chung do các bên thỏa thuận trong hợp đồng. Trường hợp không có thỏa thuận trong hợp đồng thì người phân bổ tổn thất chung căn cứ vào các quy định của Chương này và tập quán quốc tế để giải quyết.

Bên cạnh đó, Điều 294 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định về phân bổ tổn thất chung cho hàng hóa bốc lậu lên tàu như sau:

Tổn thất của hàng hóa bốc lậu lên tàu hoặc khai sai về chủng loại và giá trị không được tính vào tổn thất chung; nếu hàng hóa đó cũng được cứu thoát khỏi hiểm họa chung thì cũng phải chịu một giá trị phân bổ tương ứng.

Như vậy, tổn thất chung được phân bổ theo tỷ lệ trên cơ sở giá trị phần tổn thất trong hành động gây ra tổn thất chung và phần cứu được tại thời điểm và nơi tàu kết thúc hành trình ngay sau khi xảy ra tổn thất chung.

Tàu biển

Tàu biển

Thuyền trưởng có được tuyên bố tổn thất chung và chỉ định người phân bổ tổn thất chung không?

Tại Điều 296 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định về tuyên bố tổn thất chung và chỉ định người phân bổ tổn thất chung như sau:

- Việc xác định tổn thất chung, giá trị tổn thất và phân bổ tổn thất chung do người phân bổ tổn thất chung thực hiện theo chỉ định của chủ tàu.

- Chủ tàu là người duy nhất có quyền tuyên bố tổn thất chung và chỉ định người phân bổ tổn thất chung của mình chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày tuyên bố tổn thất chung.

Điều 297 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định về thời hiệu khởi kiện về tổn thất chung như sau:

Thời hiệu khởi kiện về tổn thất chung là 02 năm kể từ ngày xảy ra tổn thất chung. Thời gian tiến hành phân bổ tổn thất chung không tính vào thời hiệu khởi kiện về tổn thất chung.

Như vậy, chủ tàu là người duy nhất có quyền tuyên bố tổn thất chung và chỉ định người phân bổ tổn thất chung, chứ thuyền trưởng không có quyền này.

Người bị tổn thất riêng có được bồi thường không?

Điều 295 Bộ luật Hàng hải việt Nam 2015 quy định về tổn thất riêng như sau:

Mọi tổn thất về tàu, hàng hóa, hành lý, giá dịch vụ vận chuyển hàng hóa, hành khách không được tính vào tổn thất chung theo nguyên tắc quy định tại Điều 292 của Bộ luật này được gọi là tổn thất riêng. Người bị thiệt hại không được bồi thường, nếu không chứng minh được tổn thất xảy ra do lỗi của người khác.

Theo đó, thì người bị tổn thất riêng sẽ được bồi thường nếu chứng minh được tổn thất xảy ra do lỗi của người khác.

Tổn thất chung
Tổn thất riêng
Tiền phạt do dỡ hàng chậm
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tiền phạt do dỡ hàng hóa chậm có được tính vào tổn thất chung không? Tổn thất chung được phân bổ theo nguyên tắc nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tổn thất chung
2,242 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tổn thất chung Tổn thất riêng Tiền phạt do dỡ hàng chậm
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào