Tiền mua giấy tờ có giá vô danh do tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phát hành có được bảo hiểm tiền gửi không?
Tiền mua giấy tờ có giá vô danh do tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phát hành có được bảo hiểm tiền gửi không?
Theo Điều 19 Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012 quy định như sau:
Tiền gửi không được bảo hiểm
1. Tiền gửi tại tổ chức tín dụng của cá nhân là người sở hữu trên 5% vốn điều lệ của chính tổ chức tín dụng đó.
2. Tiền gửi tại tổ chức tín dụng của cá nhân là thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) của chính tổ chức tín dụng đó; tiền gửi tại chi nhánh ngân hàng nước ngoài của cá nhân là Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) của chính chi nhánh ngân hàng nước ngoài đó.
3. Tiền mua các giấy tờ có giá vô danh do tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phát hành.
Như vậy, tiền mua giấy tờ có giá vô danh do tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phát hành không được bảo hiểm.
Tiền mua giấy tờ có giá vô danh do tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phát hành có được bảo hiểm tiền gửi không? (hình từ internet)
Nguyên tắc bảo hiểm tiền gửi là gì theo quy định?
Theo Điều 5 Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012 quy định nguyên tắc bảo hiểm tiền gửi như sau:
Nguyên tắc bảo hiểm tiền gửi
1. Bảo hiểm tiền gửi là loại hình bảo hiểm bắt buộc theo quy định của Luật này.
2. Hoạt động bảo hiểm tiền gửi phải công khai, minh bạch, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người được bảo hiểm tiền gửi, tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi, tổ chức bảo hiểm tiền gửi.
Như vậy, nguyên tắc bảo hiểm tiền gửi bao gồm:
- Bảo hiểm tiền gửi là loại hình bảo hiểm bắt buộc theo quy định của Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012.
- Hoạt động bảo hiểm tiền gửi phải công khai, minh bạch, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người được bảo hiểm tiền gửi, tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi, tổ chức bảo hiểm tiền gửi.
Lưu ý: Theo Điều 10 Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012 quy định các hành vi bị cấm bao gồm:
- Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi không nộp phí bảo hiểm tiền gửi.
- Tổ chức bảo hiểm tiền gửi không chi trả hoặc chi trả không đầy đủ tiền bảo hiểm.
- Gian lận, giả mạo hồ sơ, tài liệu, giấy tờ về bảo hiểm tiền gửi.
- Cản trở, gây khó khăn, làm thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức bảo hiểm tiền gửi, tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi, người được bảo hiểm tiền gửi và cơ quan, tổ chức có liên quan đến bảo hiểm tiền gửi.
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái các quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi.
Quyền và nghĩa vụ của tổ chức bảo hiểm tiền gửi là gì?
Theo Điều 13 Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012 quy định quyền và nghĩa vụ của tổ chức bảo hiểm tiền gửi như sau:
- Xây dựng chiến lược phát triển bảo hiểm tiền gửi để Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức thực hiện.
- Đề xuất với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ, bãi bỏ, đình chỉ việc thi hành văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến hoạt động bảo hiểm tiền gửi.
- Chịu sự kiểm tra, thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
- Cấp và thu hồi Chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi.
- Yêu cầu tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi cung cấp thông tin về tiền gửi được bảo hiểm.
- Tính và thu phí bảo hiểm tiền gửi đối với tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi theo quy định của Luật này.
- Quản lý, sử dụng và bảo toàn nguồn vốn bảo hiểm tiền gửi.
- Chi trả tiền bảo hiểm cho người được bảo hiểm tiền gửi theo quy định của Luật này.
- Theo dõi, kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về bảo hiểm tiền gửi; kiến nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xử lý hành vi vi phạm quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi.
- Tổng hợp, phân tích và xử lý thông tin về tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi nhằm phát hiện và kiến nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xử lý kịp thời những vi phạm quy định về an toàn hoạt động ngân hàng, rủi ro gây mất an toàn trong hệ thống ngân hàng.
- Bảo đảm bí mật số liệu tiền gửi và tài liệu liên quan đến bảo hiểm tiền gửi của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi theo quy định của pháp luật.
- Tiếp nhận hỗ trợ theo nguyên tắc có hoàn trả từ ngân sách nhà nước theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ hoặc vay của tổ chức tín dụng, tổ chức khác có bảo lãnh của Chính phủ trong trường hợp nguồn vốn của tổ chức bảo hiểm tiền gửi tạm thời không đủ để trả tiền bảo hiểm; tiếp nhận các nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài để tăng cường năng lực hoạt động.
- Tham gia vào quá trình kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; tham gia quản lý, thanh lý tài sản của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi theo quy định của Chính phủ.
- Tổ chức tuyên truyền chính sách, pháp luật về bảo hiểm tiền gửi; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về bảo hiểm tiền gửi, nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ và phương thức quản lý phù hợp với yêu cầu phát triển của tổ chức bảo hiểm tiền gửi.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổng quát về hệ thống giáo dục quốc dân như thế nào? Nền giáo dục Việt Nam lấy gì làm nền tảng?
- Mức kinh phí dự thi sát hạch và cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản do ai quyết định?
- Nhà nước có cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho thời gian thuê đối với dự án đầu tư sản xuất nuôi trồng thủy sản không?
- Kiểm tra thực hiện kết luận thanh tra phải đảm bảo những căn cứ nào? Thời hạn kiểm tra tối đa là bao lâu?
- Ủy viên Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực có nhiệm vụ và quyền hạn gì theo Quy định 191?