Tiền mặt và tiền giấy có phải là một không? Việc đóng gói niêm phong tiền mặt và hoạt động thu - chi tiền mặt được thực hiện dựa trên nguyên tắc nào?
Tiền mặt và tiền giấy có phải là một không?
Căn cứ khoản 1, khoản 2 Điều 3 Thông tư 01/2014/TT-NHNN, quy định như sau:
"Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. “Tiền mặt” là các loại tiền giấy, tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước phát hành.
2. “Tiền giấy” bao gồm tiền cotton và tiền polymer do Ngân hàng Nhà nước phát hành."
Theo quy định trên, có thể thấy tuy hàng ngày, mọi người hay dùng từ "tiền mặt" để chỉ tiền giấy, tuy nhiên trên thực tế, theo quy định của pháp luật hiện hành, tiền mặt bao gồm cả tiền giấy, tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước phát hành. Do đó, tiền giấy là một hình thức của tiền mặt, nên không thể xem hai khái niệm này là một.
Việc đóng gói niêm phong tiền mặt được quy định như thế nào?
Việc đóng gói niêm phong tiền mặt được quy định như thế nào?
Hoạt động đóng gói tiền mặt được quy định tại Điều 4 Thông tư 01/2014/TT-NHNN cụ thể như sau:
"1. Một bó tiền gồm 1.000 (một nghìn) tờ tiền giấy cùng mệnh giá, cùng chất liệu được đóng thành 10 (mười) thếp, mỗi thếp gồm 100 (một trăm) tờ.
2. Một bao tiền gồm 20 (hai mươi) bó tiền cùng mệnh giá, cùng chất liệu.
3. Một túi tiền gồm 1.000 (một nghìn) miếng tiền kim loại đã qua lưu thông, cùng mệnh giá được đóng thành 20 (hai mươi) thỏi, mỗi thỏi gồm 50 (năm mươi) miếng.
4. Một hộp tiền gồm 2.000 (hai nghìn) miếng tiền kim loại mới đúc, cùng mệnh giá được đóng thành 40 (bốn mươi) thỏi, mỗi thỏi gồm 50 (năm mươi) miếng.
5. Một thùng tiền kim loại gồm 10 (mười) túi tiền cùng mệnh giá.
Đối với kho tiền Trung ương và kho tiền Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Bình Định, một thùng tiền kim loại gồm:
a) 50 (năm mươi) túi tiền loại mệnh giá 5.000 đồng;
b) 75 (bảy mươi lăm) túi tiền loại mệnh giá 2.000 đồng; 1.000 đồng; 500 đồng;
c) 100 (một trăm) túi tiền loại mệnh giá 200 đồng.
6. Cục trưởng Cục Phát hành và Kho quỹ hướng dẫn quy cách đóng gói tiền mặt."
Niêm phong tiền mặt theo quy định tại Điều 5 Thông tư 01/2014/TT-NHNN quy định như sau:
"1. Giấy niêm phong bó tiền là loại giấy mỏng, kích thước phù hợp với từng loại tiền và được in sẵn một số nội dung. Ngân hàng Nhà nước sử dụng giấy niêm phong màu trắng, mực in màu đen. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được sử dụng màu giấy hoặc màu mực riêng trên giấy niêm phong sau khi thống nhất mẫu giấy niêm phong với Ngân hàng Nhà nước.
2. Trên giấy niêm phong bó, túi, hộp, bao, thùng tiền phải có đầy đủ, rõ ràng các nội dung sau: tên ngân hàng; loại tiền; số lượng (tờ, miếng, bó, túi) tiền; số tiền; họ tên và chữ ký của người kiểm đếm, đóng gói; ngày, tháng, năm đóng gói niêm phong.
3. Người có tên, chữ ký trên giấy niêm phong phải chịu trách nhiệm về bó, túi, hộp, bao, thùng tiền đã niêm phong.
4. Quy định niêm phong bao, túi, thùng tiền của Ngân hàng Nhà nước:
a) Kẹp chì đối với tiền mới in;
b) Kẹp chì kèm giấy niêm phong đối với tiền đã qua lưu thông.
5. Niêm phong tiền mới in:
a) Trên giấy niêm phong gói tiền mới in (10 bó) gồm các nội dung: cơ sở in, đúc tiền; loại tiền; số sêri; tên hoặc số hiệu của người đóng gói, đóng bao; năm sản xuất;
b) Trên bao tiền gồm các nội dung: ký hiệu loại tiền, năm sản xuất, sêri hoặc mã vạch bao tiền."
Hoạt động thu - chi tiền mặt được pháp luật hiện hành quy định như thế nào?
Nguyên tắc thu, chi tiền mặt, ngoại tệ, giấy tờ có giá được quy định tại Điều 7 Thông tư 01/2014/TT-NHNN:
"1. Mọi khoản thu, chi tiền mặt, ngoại tệ, giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thực hiện thông qua quỹ của đơn vị.
2. Thu, chi tiền mặt, ngoại tệ, giấy tờ có giá phải căn cứ vào chứng từ kế toán. Trước khi thu, chi phải kiểm soát tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ kế toán.
Tiền mặt, ngoại tệ, giấy tờ có giá thu vào hay chi ra phải đủ, đúng với tổng số tiền (bằng số và bằng chữ), khớp đúng về thời gian (ngày, tháng, năm) trên chứng từ kế toán, sổ kế toán, sổ quỹ. Sau khi thu và trước khi chi tiền mặt, chứng từ kế toán phải có chữ ký của người nộp (hay lĩnh tiền) và thủ quỹ hoặc thủ kho tiền hoặc nhân viên thu, chi tiền mặt."
* Bên cạnh đó, mỗi chứng từ kế toán thu (hoặc chi) tiền mặt, ngoại tệ, giấy tờ có giá phải lập kèm theo một Bảng kê các loại tiền thu (hoặc chi) hoặc một biên bản giao nhận. Bảng kê, biên bản giao nhận được bảo quản theo quy định, căn cứ vào Điều 8 Thông tư 01/2014/TT-NHNN.
* Hoạt động thu, chi tiền mặt phải được kiểm đếm chính xác. Người nộp hoặc lĩnh tiền mặt, ngoại tệ, giấy tờ có giá phải chứng kiến khi ngân hàng kiểm đếm hoặc kiểm đếm lại trước khi rời khỏi quầy chi của ngân hàng theo quy định tại Điều 9 Thông tư 01/2014/TT-NHNN.
* Thu, chi tiền mặt với khách hàng được thực hiện theo quy định tại Điều 10 Thông tư 01/2014/TT-NHNN như sau:
(1) Các khoản thu, chi tiền mặt của Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước (sau đây gọi tắt là Sở Giao dịch), Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước chi nhánh), tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài với khách hàng phải thực hiện kiểm đếm tờ hoặc miếng theo đúng quy trình nghiệp vụ.
Trường hợp không thể kiểm đếm tiền mặt thu của khách hàng xong trong ngày, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và khách hàng có thể thỏa thuận áp dụng phương thức thu nhận tiền mặt theo túi niêm phong và tổ chức kiểm đếm tờ (miếng) số tiền mặt đã nhận theo túi niêm phong vào ngày làm việc tiếp theo.
(2) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hướng dẫn thực hiện về quy trình thu, chi tiền mặt đối với khách hàng (kể cả thu, chi tiền mặt trong giao dịch một cửa, ngân hàng bán lẻ và các hoạt động có liên quan đến thu, chi tiền mặt khác).
(3) Cục trưởng Cục Phát hành và Kho quỹ hướng dẫn quy trình thu, chi tiền mặt áp dụng đối với Ngân hàng Nhà nước.
Như vậy, tiền mặt và tiền giấy không phải là một vì tiền giấy là một trong những hình thức của tiền mặt. Việc đóng gói niêm phong tiền mặt và hoạt động thu - chi tiền mặt được thực hiện dựa trên quy định cụ thể của pháp luật hiện hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu bảng chi tiết khối lượng công tác xây dựng mới nhất? Yêu cầu đối với bảng chi tiết khối lượng công tác xây dựng công trình?
- Quy trình, thủ tục xét thưởng đột xuất trong Bộ Nội vụ như thế nào? 05 tiêu chí chấm điểm thành tích công tác đột xuất?
- Lời chúc các chú bộ đội Hải quân ngắn gọn nhân kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22 12 ra sao?
- Trách nhiệm và quyền hạn của Quỹ Hỗ trợ nông dân được quy định như thế nào? Vốn chủ sở hữu của Quỹ Hỗ trợ nông dân?
- Hướng dẫn chi tiết điền mẫu số 07 PLI báo cáo tình hình sử dụng lao động nước ngoài 2024? Người lao động không đóng BHXH có phải báo cáo tình hình sử dụng lao động không?