Tiền ký quỹ là gì? Số lần ký quỹ đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự tối đa là bao nhiêu theo quy định?
- Tiền ký quỹ là gì? Số lần ký quỹ đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự tối đa là bao nhiêu theo quy định?
- Ký quỹ có được dùng để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự trong tương lai hay không?
- Ngoài ký quỹ thì việc đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự còn có thể thực hiện thông qua hình thức gì?
- Các bên trong ký quỹ bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự có những quyền và nghĩa vụ nào?
Tiền ký quỹ là gì? Số lần ký quỹ đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự tối đa là bao nhiêu theo quy định?
Ký quỹ được quy định tại Điều 330 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Ký quỹ
1. Ký quỹ là việc bên có nghĩa vụ gửi một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá vào tài khoản phong tỏa tại một tổ chức tín dụng để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ.
2. Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên có quyền được tổ chức tín dụng nơi ký quỹ thanh toán, bồi thường thiệt hại do bên có nghĩa vụ gây ra, sau khi trừ chi phí dịch vụ.
3. Thủ tục gửi và thanh toán thực hiện theo quy định của pháp luật.
Đồng thời tại Điều 39 Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Việc gửi, thanh toán tiền được dùng để ký quỹ
1. Khoản tiền được dùng để ký quỹ (sau đây gọi là tiền ký quỹ) được gửi vào tài khoản phong tỏa tại tổ chức tín dụng theo thỏa thuận hoặc do bên có quyền chỉ định để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
2. Tiền ký quỹ và việc ký quỹ một lần hoặc nhiều lần do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật quy định.
3. Trường hợp nghĩa vụ được bảo đảm bị vi phạm thì tiền ký quỹ được dùng để thanh toán nghĩa vụ, bồi thường thiệt hại sau khi trừ phí dịch vụ (sau đây gọi là thanh toán nghĩa vụ).
Theo đó, tiền ký quỹ là khoản tiền dùng để ký quỹ được gửi vào tài khoản phong tỏa tại tổ chức tín dụng theo thỏa thuận hoặc do bên có quyền chỉ định để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
Cũng theo quy định này thì việc ký quỹ một lần hoặc nhiều lần do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật quy định.
Tiền ký quỹ là gì? Số lần ký quỹ đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự tối đa là bao nhiêu theo quy định? (hình từ internet)
Ký quỹ có được dùng để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự trong tương lai hay không?
Phạm vi nghĩa vụ được bảo đảm được quy định tại Điều 293 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Phạm vi nghĩa vụ được bảo đảm
1. Nghĩa vụ có thể được bảo đảm một phần hoặc toàn bộ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật; nếu không có thỏa thuận và pháp luật không quy định phạm vi bảo đảm thì nghĩa vụ coi như được bảo đảm toàn bộ, kể cả nghĩa vụ trả lãi, tiền phạt và bồi thường thiệt hại.
2. Nghĩa vụ được bảo đảm có thể là nghĩa vụ hiện tại, nghĩa vụ trong tương lai hoặc nghĩa vụ có điều kiện.
3. Trường hợp bảo đảm nghĩa vụ trong tương lai thì nghĩa vụ được hình thành trong thời hạn bảo đảm là nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Như vậy, ký quỹ có thể được dùng để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự trong tương lai.
Ngoài ký quỹ thì việc đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự còn có thể thực hiện thông qua hình thức gì?
Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự được quy định tại Điều 292 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm:
1. Cầm cố tài sản.
2. Thế chấp tài sản.
3. Đặt cọc.
4. Ký cược.
5. Ký quỹ.
6. Bảo lưu quyền sở hữu.
7. Bảo lãnh.
8. Tín chấp.
9. Cầm giữ tài sản.
Như vậy, ngoài ký quỹ thì biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự còn bao gồm:
- Cầm cố tài sản.
- Thế chấp tài sản.
- Đặt cọc.
- Ký cược.
- Bảo lưu quyền sở hữu.
- Bảo lãnh.
- Tín chấp.
- Cầm giữ tài sản.
Các bên trong ký quỹ bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự có những quyền và nghĩa vụ nào?
Quyền, nghĩa vụ của các bên trong ký quỹ được quy định tại Điều 40 Nghị định 21/2021/NĐ-CP như sau:
Tổ chức tín dụng nơi ký quỹ có quyền, nghĩa vụ:
- Hưởng phí dịch vụ;
- Yêu cầu bên có quyền thực hiện đúng thỏa thuận về ký quỹ để được thanh toán nghĩa vụ từ tiền ký quỹ;
- Thanh toán nghĩa vụ theo yêu cầu của bên có quyền trong phạm vi tiền ký quỹ;
- Hoàn trả tiền ký quỹ còn lại cho bên ký quỹ sau khi thanh toán nghĩa vụ theo yêu cầu của bên có quyền và khi chấm dứt ký quỹ;
- Quyền, nghĩa vụ khác theo thỏa thuận hoặc do Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan quy định.
Bên ký quỹ có quyền, nghĩa vụ:
- Thỏa thuận với tổ chức tín dụng nơi ký quỹ về điều kiện thanh toán theo đúng cam kết với bên có quyền;
- Yêu cầu tổ chức tín dụng nơi ký quỹ hoàn trả tiền ký quỹ theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều này; được trả lãi trong trường hợp có thỏa thuận với tổ chức tín dụng nơi ký quỹ;
- Rút bớt, bổ sung tiền ký quỹ hoặc đưa tiền ký quỹ tham gia giao dịch dân sự khác trong trường hợp bên có quyền đồng ý;
- Nộp đủ tiền ký quỹ tại tổ chức tín dụng nơi ký quỹ;
- Quyền, nghĩa vụ khác theo thỏa thuận hoặc do Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan quy định.
Bên có quyền trong ký quỹ có quyền, nghĩa vụ:
- Yêu cầu tổ chức tín dụng nơi ký quỹ thanh toán nghĩa vụ đầy đủ, đúng hạn trong phạm vi tiền ký quỹ;
- Thực hiện đúng thủ tục theo yêu cầu của tổ chức tín dụng nơi ký quỹ trong việc thực hiện quyền tại điểm a khoản này;
- Quyền, nghĩa vụ khác theo thỏa thuận hoặc do Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 05 căn cứ tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ trong trường hợp cần thiết? Chế độ chính sách của cán bộ bị tạm đình chỉ công tác được thực hiện thế nào?
- Hướng dẫn quy trình lựa chọn nhà đầu tư qua mạng mới nhất hiện nay? Lựa chọn nhà đầu tư qua mạng là gì?
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?