Tiền gửi bằng đồng Việt Nam của Ngân hàng Chính sách xã hội tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam áp dụng mức lãi suất bao nhiêu?
Ngân hàng Chính sách xã hội có được mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 15 Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội Ban hành kèm theo Quyết định 16/2003/QĐ-TTg quy định như sau:
1. Ngân hàng Chính sách xã hội được mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước và các Ngân hàng khác trong nước nơi gần nhất theo địa giới hành chính để thuận tiện cho việc giải ngân và thanh toán.
2. Ngân hàng Chính sách xã hội được mở tài khoản tiền gửi cho khách hàng trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
3. Ngân hàng Chính sách xã hội được mở tài khoản ngoại tệ tại nước ngoài theo quy định của Ngân hàng Nhà nước để phục vụ hoạt động của ngân hàng.
Theo quy định trên, Ngân hàng Chính sách xã hội được mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước và các Ngân hàng khác trong nước nơi gần nhất theo địa giới hành chính để thuận tiện cho việc giải ngân và thanh toán.
Như vậy, Ngân hàng Chính sách xã hội được mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước để thuận tiện cho việc giải ngân và thanh toán.
Ngân hàng Chính sách xã hội (Hình từ Internet)
Mức lãi suất áp dụng đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của Ngân hàng Chính sách xã hội tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là bao nhiêu?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 1 Quyết định 578/QĐ-NHNN năm 2023 quy định về mức lãi suất áp dụng đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của Ngân hàng Chính sách xã hội tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam như sau:
Mức lãi suất áp dụng đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội, Quỹ tín dụng nhân dân, Tổ chức tài chính vi mô tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam như sau:
1. Đối với tiền gửi của Ngân hàng Phát triển Việt Nam: 0,5%/năm.
2. Đối với tiền gửi của Ngân hàng Chính sách xã hội: 0,5%/năm.
3. Đối với tiền gửi của Quỹ tín dụng nhân dân: 0,5%/năm.
4. Đối với tiền gửi của Tổ chức tài chính vi mô: 0,5%/năm.
Theo quy định trên, mức lãi suất áp dụng đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của Ngân hàng Chính sách xã hội tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là 0,5%/năm.
Ngân hàng Chính sách xã hội có những nguồn vốn huy động nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 4 Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội Ban hành kèm theo Quyết định 16/2003/QĐ-TTg quy định về nguồn vốn như sau:
1. Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước:
a) Vốn điều lệ;
b) Vốn cho vay xoá đói giảm nghèo, tạo việc làm và thực hiện chính sách xã hội khác;
c) Vốn trích một phần từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách các cấp để tăng nguồn vốn cho vay trên địa bàn;
d) Vốn ODA được Chính phủ giao.
2. Vốn huy động:
a) Tiền gửi có trả lãi của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;
b) Tiền gửi của các tổ chức tín dụng Nhà nước bằng 2% số dư nguồn vốn huy động bằng đồng Việt Nam có trả lãi theo thoả thuận;
c) Tiền gửi tự nguyện không lấy lãi của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;
d) Phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, chứng chỉ tiền gửi và các giấy tờ có giá khác;
đ) Tiền tiết kiệm của người nghèo.
3. Vốn đi vay:
a) Vay các tổ chức tài chính, tín dụng trong và ngoài nước;
b) Vay Tiết kiệm Bưu điện, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam;
c) Vay Ngân hàng Nhà nước.
4. Vốn đóng góp tự nguyện không hoàn trả của các cá nhân, các tổ chức kinh tế, tổ chức tài chính, tín dụng và các tổ chức chính trị - xã hội, các hiệp hội, các hội, các tổ chức phi Chính phủ trong và ngoài nước.
5. Vốn nhận ủy thác cho vay ưu đãi của chính quyền địa phương, các tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị - xã hội, các hiệp hội, các hội, các tổ chức phi Chính phủ, các cá nhân trong và ngoài nước.
6. Các vốn khác.
Theo quy định trên, Ngân hàng Chính sách xã hội có những nguồn vốn huy động sau:
- Tiền gửi có trả lãi của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;
- Tiền gửi của các tổ chức tín dụng Nhà nước bằng 2% số dư nguồn vốn huy động bằng đồng Việt Nam có trả lãi theo thoả thuận;
- Tiền gửi tự nguyện không lấy lãi của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;
- Phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, chứng chỉ tiền gửi và các giấy tờ có giá khác;
- Tiền tiết kiệm của người nghèo.
Ngoài ra, Ngân hàng Chính sách xã hội có những nguồn vốn sau:
- Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước;
- Vốn đi vay;
- Vốn đóng góp tự nguyện không hoàn trả của các cá nhân, các tổ chức kinh tế, tổ chức tài chính, tín dụng và các tổ chức chính trị - xã hội, các hiệp hội, các hội, các tổ chức phi Chính phủ trong và ngoài nước.
- Vốn nhận ủy thác cho vay ưu đãi của chính quyền địa phương, các tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị - xã hội, các hiệp hội, các hội, các tổ chức phi Chính phủ, các cá nhân trong và ngoài nước.
- Các vốn khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viết đoạn văn 200 chữ về điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa? Đặc điểm môn Văn chương trình GDPT là gì?
- Lệnh giới nghiêm có phải được công bố liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng khi được ban bố không?
- Mẫu báo cáo công tác bảo vệ môi trường mới nhất? Báo cáo công tác bảo vệ môi trường có bắt buộc không?
- Chương trình hội nghị kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024 ngắn gọn, ý nghĩa? Chương trình kiểm điểm Đảng viên năm 2024?
- Báo cáo tự kiểm tra Đảng viên chấp hành năm 2024? Cách viết báo cáo tự kiểm tra Đảng viên chấp hành năm 2024 như thế nào?