Tiền đặt cọc bảo đảm dự thầu được trả lại cho bên dự thầu không trúng thầu trong thời hạn bao nhiêu ngày?
- Bên mời thầu có thể yêu cầu bên dự thầu nộp tiền đặt cọc bảo đảm dự thầu hay không?
- Tiền đặt cọc bảo đảm dự thầu được trả lại cho bên dự thầu không trúng thầu trong thời hạn bao nhiêu ngày?
- Bên dự thầu không ký hợp đồng hoặc từ chối thực hiện hợp đồng trong trường hợp trúng thầu thì có được trả tiền cọc đảm bảo dự thầu hay không?
- Vợ của người làm việc trong tổ chức bán đấu giá hàng hoá có được tham gia đấu giá hàng hóa hay không?
Bên mời thầu có thể yêu cầu bên dự thầu nộp tiền đặt cọc bảo đảm dự thầu hay không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 222 Luật Thương mại 2005 thì thì việc bảo đảm dự thầu được quy định như sau:
Bảo đảm dự thầu
1. Bảo đảm dự thầu được thực hiện dưới hình thức đặt cọc, ký quỹ hoặc bảo lãnh dự thầu.
2. Bên mời thầu có thể yêu cầu bên dự thầu nộp tiền đặt cọc, ký quỹ hoặc bảo lãnh dự thầu khi nộp hồ sơ dự thầu. Tỷ lệ tiền đặt cọc, ký quỹ dự thầu do bên mời thầu quy định, nhưng không quá 3% tổng giá trị ước tính của hàng hoá, dịch vụ đấu thầu.
...
Theo quy định nêu trên, bên mời thầu có thể yêu cầu bên dự thầu nộp tiền đặt cọc khi nộp hồ sơ dự thầu để bảo đảm dự thầu.
Bên cạnh đó, tỷ lệ tiền đặt cọc sẽ do do bên mời thầu quy định, tuy nhiên không quá 3% tổng giá trị ước tính của hàng hoá, dịch vụ được đấu thầu.
Tiền đặt cọc bảo đảm dự thầu được trả lại cho bên dự thầu không trúng thầu trong thời hạn bao nhiêu ngày? (Hình từ Internet)
Tiền đặt cọc bảo đảm dự thầu được trả lại cho bên dự thầu không trúng thầu trong thời hạn bao nhiêu ngày?
Trong quá trình tham gia đấu thầu hàng hóa dịch vụ thì bên dự thầu phải thực hiện bảo đảm dự thầu theo quy định.
Theo đó, theo quy định tại khoản 3 Điều 222 Luật Thương mại 2005 thì thì việc bảo đảm dự thầu được quy định như sau:
Bảo đảm dự thầu
...
3. Bên mời thầu quy định hình thức, điều kiện đặt cọc, ký quỹ hoặc bảo lãnh dự thầu. Trong trường hợp đặt cọc, ký quỹ thì tiền đặt cọc, ký quỹ dự thầu được trả lại cho bên dự thầu không trúng thầu trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày công bố kết quả đấu thầu.
...
Căn cứ quy định đã được trích dẫn trên đây thì trường hợp bên dự thầu đã đặt cọc, ký quỹ mà không trúng thầu thì được trả lại. Thời hạn trả lại là 7 ngày làm việc kể từ ngày công bố kết quả đấu thầu.
Bên dự thầu không ký hợp đồng hoặc từ chối thực hiện hợp đồng trong trường hợp trúng thầu thì có được trả tiền cọc đảm bảo dự thầu hay không?
Theo quy định tại khoản 4 Điều 222 Luật Thương mại 2005 thì thì việc bảo đảm dự thầu được quy định như sau:
Bảo đảm dự thầu
...
4. Bên dự thầu không được nhận lại tiền đặt cọc, ký quỹ dự thầu trong trường hợp rút hồ sơ dự thầu sau thời điểm hết hạn nộp hồ sơ dự thầu (gọi là thời điểm đóng thầu), không ký hợp đồng hoặc từ chối thực hiện hợp đồng trong trường hợp trúng thầu.
...
Theo đó, bên dự thầu sẽ không được nhận lại tiền đặt cọc dự thầu trong 2 trường hợp sau đây:
- Rút hồ sơ dự thầu sau thời điểm hết hạn nộp hồ sơ dự thầu (gọi là thời điểm đóng thầu),
- Không ký hợp đồng hoặc từ chối thực hiện hợp đồng trong trường hợp trúng thầu.
Do đó, trường hợp bên dự thầu không ký hợp đồng hoặc từ chối thực hiện hợp đồng trong trường hợp trúng thầu thì bên mời thầu sẽ không trả lại tiền cọc bảo đảm dự thầu đã nhận trước đó.
Vợ của người làm việc trong tổ chức bán đấu giá hàng hoá có được tham gia đấu giá hàng hóa hay không?
Theo quy định tại Điều 198 Luật Thương mại 2005 có quy định về những người không được tham gia đấu giá như sau:
Những người không được tham gia đấu giá
1. Người không có năng lực hành vi dân sự, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự hoặc người tại thời điểm đấu giá không nhận thức, làm chủ được hành vi của mình.
2. Những người làm việc trong tổ chức bán đấu giá hàng hoá; cha, mẹ, vợ, chồng, con của những người đó.
3. Người đã trực tiếp thực hiện việc giám định hàng hoá bán đấu giá; cha, mẹ, vợ, chồng, con của người đó.
4. Những người không có quyền mua hàng hoá đấu giá theo quy định của pháp luật.
Theo đó, người không được tham gia đấu giá bao gồm:
- Người không có năng lực hành vi dân sự, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định Bộ luật Dân sự 2015 hoặc người tại thời điểm đấu giá không nhận thức, làm chủ được hành vi của mình.
- Những người làm việc trong tổ chức bán đấu giá hàng hoá; cha, mẹ, vợ, chồng, con của những người đó.
- Người đã trực tiếp thực hiện việc giám định hàng hoá bán đấu giá; cha, mẹ, vợ, chồng, con của người đó.
- Những người không có quyền mua hàng hoá đấu giá theo quy định của pháp luật.
Như vậy, vợ của người làm việc trong tổ chức bán đấu giá hàng hoá thuộc một trong các đối tượng không được tham gia đấu giá theo quy định nêu trên nên không thể tham gia đấu giá hàng hóa.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giải thể doanh nghiệp có phải mất phí không? Doanh nghiệp có được ký kết hợp đồng mới khi đã có quyết định giải thể doanh nghiệp không?
- Mục đích của chỉ dẫn kỹ thuật trong xây dựng là gì? Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm trình chủ đầu tư chấp thuận nội dung gì?
- Năm cá nhân số 4 năm 2025 có ý nghĩa gì? Năm 2025 là năm thế giới số mấy? Hành vi xem thần số học có phải là mê tín dị đoan không?
- Chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng là gì? Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng?
- Sản phẩm phái sinh là gì? Kinh doanh ngoại hối và sản phẩm phái sinh của ngân hàng thương mại như thế nào?