Tiền chiết khấu là gì? Trường hợp số tiền chiết khấu thương mại đã ghi trên hóa đơn bán hàng thì kế toán doanh thu vào tài khoản 131 như thế nào?
Tiền chiết khấu là gì?
Căn cứ tại Phần Quy định chung của Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam chuẩn mực số 14 doanh thu và thu nhập khác được ban hành kèm theo Quyết định 149/2001/QĐ-BTC năm 2001 thì:
Doanh thu: Là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu.
Chiết khấu thương mại: Là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn.
Giảm giá hàng bán: Là khoản giảm trừ cho người mua do hàng hóa kém phẩm chất, sai quy cách hoặc lạc hậu thị hiếu.
Giá trị hàng bán bị trả lại: Là giá trị khối lượng hàng bán đã xác định là tiêu thụ bị khách hàng trả lại và từ chối thanh toán.
Chiết khấu thanh toán: Là khoản tiền người bán giảm trừ cho người mua, do người mua thanh toán tiền mua hàng trước thời hạn theo hợp đồng.
Như vậy, chiết khấu được phân thành 02 loại:
- Chiết khấu thương mại: Là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn.
- Chiết khấu thanh toán: Là khoản tiền người bán giảm trừ cho người mua, do người mua thanh toán tiền mua hàng trước thời hạn theo hợp đồng.
Từ đó, có thể hiểu chiết khấu là giảm giá niêm yết của một loại sản phẩm, dịch vụ nào đó với tỷ lệ phần trăm nhất định.
Ví dụ: Một thương hiệu mỹ phẩm đặt ra ưu đãi chiết khấu 10% cho đơn hàng có tổng giá trị từ 10 triệu đồng trở lên.
Với ưu đãi chiết khấu 10% này, thay vì chỉ mua 7.000.000 đồng tiền hàng thì khách hàng sẽ mua thêm 3.000.000 đồng nữa để hưởng được mức chiết khấu nêu trên.
Theo đó, khi mua 10.000.000 đồng tiền hàng thì sẽ được giảm 10% tương đương 1.000.000 đồng.
Số tiền 1.000.000 đồng này được gọi là số tiền chiết khấu.
Hay có thể hiểu đơn giản số tiền chiết khấu là khoản tiền bên mua được hưởng sau khi được bên bán chiết khấu.
Tiền chiết khấu là gì? (Hình từ Internet)
Trường hợp số tiền chiết khấu thương mại đã ghi trên hóa đơn bán hàng thì kế toán doanh thu vào tài khoản 131 như thế nào?
Đối chiếu với quy định tại khoản 3.3 Điều 18 Thông tư 200/2014/TT-BTC về Tài khoản 131 - Phải thu của khách hàng:
Theo đó, phương pháp kế toán chiết khấu thương mại và giảm giá hàng bán
(1) Trường hợp số tiền chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán đã ghi ngay trên hóa đơn bán hàng, kế toán phản ánh doanh thu theo giá đã trừ chiết khấu, giảm giá (ghi nhận theo doanh thu thuần) và không phản ánh riêng số chiết khấu, giảm giá;
(2) Trường hợp trên hóa đơn bán hàng chưa thể hiện số tiền chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán do khách hàng chưa đủ điều kiện để được hưởng hoặc chưa xác định được số phải chiết khấu, giảm giá thì doanh thu ghi nhận theo giá chưa trừ chiết khấu (doanh thu gộp). Sau thời điểm ghi nhận doanh thu, nếu khách hàng đủ điều kiện được hưởng chiết khấu, giảm giá thì kế toán phải ghi nhận riêng khoản chiết khấu giảm giá để định kỳ điều chỉnh giảm doanh thu gộp, ghi:
Nợ TK 521 - Các khoản giảm trừ doanh thu (5211, 5212)(giá chưa có thuế)
Nợ TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (số thuế của hàng giảm giá, chiết khấu thương mại)
Có TK 131 - Phải thu của khách hàng (tổng số tiền giảm giá).
Như vậy, số tiền chiết khấu thương mại đã ghi trên hóa đơn bán hàng thì kế toán phản ánh doanh thu theo giá đã trừ chiết khấu (ghi nhận theo doanh thu thuần) và không phản ánh riêng số chiết khấu vào Tài khoản 131.
Doanh thu của doanh nghiệp được xác định như thế nào?
Căn cứ tại Phần Xác định doanh thu của Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam chuẩn mực số 14 doanh thu và thu nhập khác được ban hành kèm theo Quyết định 149/2001/QĐ-BTC năm 2001 thì:
(1) Doanh thu được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản đã thu hoặc sẽ thu được.
(2) Doanh thu phát sinh từ giao dịch được xác định bởi thỏa thuận giữa doanh nghiệp với bên mua hoặc bên sử dụng tài sản.
Nó được xác định bằng giá trị hợp lý của các khoản đã thu được hoặc sẽ thu được sau khi trừ (-) các khoản chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán, giảm giá hàng bán và giá trị hàng bán bị trả lại.
(3) Đối với các khoản tiền hoặc tương đương tiền không được nhận ngay thì doanh thu được xác định bằng cách quy đổi giá trị danh nghĩa của các khoản sẽ thu được trong tương lai về giá trị thực tế tại thời điểm ghi nhận doanh thu theo tỷ lệ lãi suất hiện hành.
Giá trị thực tế tại thời điểm ghi nhận doanh thu có thể nhỏ hơn giá trị danh nghĩa sẽ thu được trong tương lai.
(4) Khi hàng hóa hoặc dịch vụ được trao đổi để lấy hàng hóa hoặc dịch vụ tương tự về bản chất và giá trị thì việc trao đổi đó không được coi là một giao dịch tạo ra doanh thu.
Khi hàng hóa hoặc dịch vụ được trao đổi để lấy hàng hóa hoặc dịch vụ khác không tương tự thì việc trao đổi đó được coi là một giao dịch tạo ra doanh thu.
Trường hợp này doanh thu được xác định bằng giá trị hợp lý của hàng hóa hoặc dịch vụ nhận về, sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thu thêm.
Khi không xác định được giá trị hợp lý của hàng hóa hoặc dịch vụ nhận về thì doanh thu được xác định bằng giá trị hợp lý của hàng hóa hoặc dịch vụ đem trao đổi, sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thu thêm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?
- Công dân được tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở khi từ đủ 18 tuổi đến đủ 70 tuổi đúng không?
- Phải nộp tờ khai hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu trong vòng bao nhiêu ngày?
- Chức năng của công tác xã hội là gì? Công tác xã hội có góp phần thúc đẩy công bằng xã hội hay không?
- Khi xảy ra tai nạn trong phạm vi giới hạn trách nhiệm bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có phải bồi thường thiệt hại không?