Tiêm vắc xin HPV để phòng bệnh sùi mào gà đúng không? Nữ giới được khuyến cáo tiêm vắc xin HPV trong độ tuổi nào?

Tôi có một câu hỏi như sau: Tiêm vắc xin HPV để phòng bệnh sùi mào gà đúng không? Nữ giới được khuyến cáo tiêm vắc xin HPV trong độ tuổi nào? Tôi mong nhận được câu trả lời sớm. Câu hỏi của chị N.L.P ở Đồng Nai.

Bệnh sùi mào gà có lây truyền từ mẹ sang con không?

Việc bệnh sùi mào gà có lây truyền từ mẹ sang con không, theo Mục 1 Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh Sùi mào gà ban hành kèm theo Quyết định 5185/QĐ-BYT năm 2021 như sau:

ĐẠI CƯƠNG
- Sùi mào gà, hay còn gọi là bệnh mụn cơm ở hậu môn sinh dục, do vi rút Human papilloma (HPV) gây nên. Đây là bệnh lây truyền qua đường tình dục thường gặp với đặc trưng là các tổn thương dạng nhú lành tính ở cơ quan sinh dục, bẹn, mu, hậu môn, quanh hậu môn.
- Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trong năm 2016, thế giới có khoảng 300 triệu phụ nữ nhiễm HPV. Tại Việt Nam, chưa có con số thống kê cụ thể.
- Sùi mào gà gây ra bởi nhiều tuýp HPV, trong đó thường gặp nhất là tuýp 6 và 11 (chiếm 90% số trường hợp). Một số tuýp HPV có nguy cơ gây loạn sản tế bào và ung thư như tuýp 16, 18, 31, 33, 35...
- HPV lây truyền chủ yếu qua quan hệ tình dục đường âm đạo, đường hậu môn hoặc đường miệng. Vi rút xâm nhập vào niêm mạc sinh dục qua các tổn thương nhỏ ở thượng bì và nằm ở lớp tế bào đáy. Tuy thời gian tồn tại ngoài môi trường ngắn nhưng HPV có thể lây truyền qua các vật dụng, dụng cụ y tế. HPV rất ít khi lây truyền từ mẹ sang con trong quá trình chuyển dạ, mặc dù hiếm gặp nó có thể gây ra u nhú đường hô hấp tái phát ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
- Hầu hết người nhiễm HPV không có biểu hiện lâm sàng, tỉ lệ có triệu chứng chỉ khoảng 1-2%. Thời kì ủ bệnh thay đổi, trung bình là 2,9 tháng ở nữ và 11 tháng ở nam giới. Khả năng lây truyền HPV cho bạn tình cao và có thể xảy ra ngay cả khi không có tổn thương sùi mào gà. Các yếu tố thuận lợi cho nhiễm HPV là nhiều bạn tình và mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.

Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trong năm 2016, thế giới có khoảng 300 triệu phụ nữ nhiễm HPV. Tại Việt Nam, chưa có con số thống kê cụ thể.

Sùi mào gà (HPV) rất ít khi lây truyền từ mẹ sang con trong quá trình chuyển dạ, mặc dù hiếm gặp nó có thể gây ra u nhú đường hô hấp tái phát ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Bênh sùi mào gà

Bênh sùi mào gà (Hình từ Internet)

Phương pháp điều trị sùi mào gà cho phụ nữ có thai là gì?

Quy định phương pháp điều trị sùi mào gà cho phụ nữ có thai tại tiết 3.3 Mục 3 Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh Sùi mào gà ban hành kèm theo Quyết định 5185/QĐ-BYT năm 2021 như sau:

ĐIỀU TRỊ
...
3.3. Đối tượng đặc biệt
3.3.1. Phụ nữ có thai
- Các phương pháp điều trị ưu tiên ở phụ nữ có thai là: liệu pháp lạnh, TCA và các phương pháp cắt bỏ tổn thương. Chống chỉ định với podophyllotoxin, podophyllin. Sinecatechine, imiquimod có nguy cơ thấp nhưng nên tránh do chưa đủ bằng chứng.
- Không có khuyến cáo về đẻ mổ ở phụ nữ mang thai mắc sùi mào gà. Chỉ định đẻ mổ khi sùi mào gà làm cản trở đường ra của thai hoặc nguy cơ chảy máu cao. Tổn thương có thể thoái triển sau sinh. Nhiều tác giả khuyến cáo nên trì hoãn điều trị trong thời kì mang thai.
- U nhú đường hô hấp là một biến chứng hiếm gặp, ở 4/100.000 trẻ sinh ra sống. Không có bằng chứng chứng minh việc điều trị ở mẹ sẽ làm giảm nguy cơ này.
3.3.2. Bệnh nhân nhiễm HIV và các đối tượng suy giảm miễn dịch khác
Điều trị như thông thường tuy nhiên đáp ứng với điều trị thường kém hơn và có nguy cơ tiến triển thành ung thư biểu mô vảy cao hơn.
...

Theo đó, phương pháp điều trị sùi mào gà ưu tiên cho phụ nữ có thai là liệu pháp lạnh, TCA và các phương pháp cắt bỏ tổn thương.

Chống chỉ định với podophyllotoxin, podophyllin. Sinecatechine, imiquimod có nguy cơ thấp nhưng nên tránh do chưa đủ bằng chứng.

Tiêm vắc xin HPV để phòng bệnh sùi mào gà đúng không? Nữ giới được khuyến cáo tiêm vắc xin HPV trong độ tuổi nào?

Việc tiêm vắc xin HPV để phòng bệnh sùi mào gà được quy định tại Mục 4 Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh Sùi mào gà ban hành kèm theo Quyết định 5185/QĐ-BYT năm 2021 như sau:

PHÒNG BỆNH
- Biện pháp phòng ngừa hữu hiệu nhất hiện nay vẫn là sử dụng bao cao su đúng cách, tuy nhiên chỉ có tác dụng một phần.
- Nếu người bệnh được điều trị bằng đốt điện thì nên sử dụng kim đốt dùng một lần nhằm hạn chế lan truyền sùi mào gà và các bệnh do vi rút khác như HIV.
- Tiêm vắc xin phòng nhiễm HPV. Hiện nay có 3 loại vắc xin HPV đã được FDA chấp thuận: vắc xin nhị giá (Cervarix phòng được HPV type 16 và 18), vaccin tứ giá (Gadasil phòng được HPV type 6, 11, 16, 18) và vắc xin 9 giá (Gardasil 9 phòng được HPV type 6, 11, 16, 18, 31, 33, 45, 52, 58). Trong đó vắc xin Gadasil và Gadasil 9 có thể phòng HPV type 6 và 11. Cả 3 loại vắc xin đều được tiêm bắp 3 mũi vào tháng 0, tháng 1-2 và tháng 6.
+ Đối với nữ, tuổi tiêm được khuyến cáo là 11-12 tuổi, có thể bắt đầu từ 9 tuổi, và có thể tiêm cho những người từ 13-26 tuổi mà chưa tiêm trước đó.
+ Đối với nam, vắc xin tứ giá hoặc 9 giá được khuyến cáo tiêm thường quy trong độ tuổi từ 11-12 tuổi, có thể tiêm từ 9 tuổi và từ 13-21 tuổi chưa được tiêm trước đó.
+ Đối với người suy giảm miễn dịch và quan hệ đồng giới, vắc xin được khuyến cáo tiêm ngay cả trên 26 tuổi. Không dùng cho phụ nữ mang thai.

Như vậy, tiêm vắc xin HPV là một trong những biện pháp phòng bệnh sùi mào gà.

Đối với nữ giới, tuổi tiêm vắc xin HPV được khuyến cáo là 11-12 tuổi, có thể bắt đầu từ 9 tuổi, và có thể tiêm cho những người từ 13-26 tuổi mà chưa tiêm trước đó.

Đối với người suy giảm miễn dịch và quan hệ đồng giới, vắc xin được khuyến cáo tiêm ngay cả trên 26 tuổi. Không dùng cho phụ nữ mang thai.

Bệnh sùi mào gà
Bệnh lây truyền qua đường tình dục
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Bệnh sùi mào gà là gì? Có mấy cách điều trị bằng thủ thuật đối với bệnh sùi mào gà theo quy định hiện nay?
Pháp luật
Bệnh hạ cam là gì? Các thuốc được khuyến cáo điều trị bệnh hạ cam theo quy định pháp luật hiện nay là gì?
Pháp luật
Hội chứng đau bụng dưới là gì? Triệu chứng lâm sàng của Hội chứng đau bụng dưới theo quy định là gì?
Pháp luật
Bệnh ghẻ là gì? Những biến chứng của bệnh ghẻ mang lại là gì? Triệu chứng lâm sàng của bệnh ghẻ là gì?
Pháp luật
Bệnh hột xoài là gì? Những loại thuốc được dùng để điều trị bệnh hột xoài theo quy định hiện nay là gì?
Pháp luật
Nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục là gì? Các loại nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục là gì?
Pháp luật
Tiêm vắc xin HPV để phòng bệnh sùi mào gà đúng không? Nữ giới được khuyến cáo tiêm vắc xin HPV trong độ tuổi nào?
Pháp luật
Bệnh sùi mào gà do vi rút HPV gây nên đúng không? Sẽ có những cách nào để phòng bệnh sùi mào gà?
Pháp luật
Bệnh lậu lây truyền chủ yếu qua đâu? Việc điều trị bệnh lậu được thực hiện theo những nguyên tắc nào?
Pháp luật
Mẹ mắc bệnh lậu thì có lây sang cho con không? Nếu bị lây nhiễm thì trẻ sẽ có những triệu chứng gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bệnh sùi mào gà
958 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bệnh sùi mào gà Bệnh lây truyền qua đường tình dục

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bệnh sùi mào gà Xem toàn bộ văn bản về Bệnh lây truyền qua đường tình dục

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào