Thuyền viên tàu kiểm ngư gồm những ai? Kiểm ngư viên được trang bị những gì trong quá trình thực hiện nhiệm vụ?
Thuyền viên tàu kiểm ngư gồm những ai?
Căn cứ Điều 91 Luật Thủy sản 2017 quy định như sau:
Thuyền viên tàu kiểm ngư
1. Thuyền viên tàu kiểm ngư bao gồm:
a) Công chức được bổ nhiệm vào ngạch Thuyền viên tàu kiểm ngư;
b) Viên chức được tuyển dụng theo vị trí việc làm trên tàu kiểm ngư;
c) Người làm việc theo hợp đồng lao động trên tàu kiểm ngư.
2. Thuyền viên tàu kiểm ngư khi thi hành công vụ phải mặc trang phục, mang phù hiệu, cấp hiệu, biển hiệu kiểm ngư theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
3. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của thuyền viên tàu kiểm ngư và định biên thuyền viên tàu kiểm ngư.
Theo đó, thuyền viên tàu kiểm ngư bao gồm:
(1) Công chức được bổ nhiệm vào ngạch Thuyền viên tàu kiểm ngư;
(2) Viên chức được tuyển dụng theo vị trí việc làm trên tàu kiểm ngư;
(3) Người làm việc theo hợp đồng lao động trên tàu kiểm ngư.
Thuyền viên tàu kiểm ngư gồm những ai? (hình từ Internet)
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, kiểm ngư viên được trang bị những gì?
Căn cứ Điều 93 Luật Thủy sản 2017 quy định như sau:
Phương tiện, trang thiết bị, trang phục của kiểm ngư
1. Kiểm ngư được trang bị tàu kiểm ngư, phương tiện thông tin liên lạc chuyên dùng, thiết bị đặc thù, vũ khí, công cụ hỗ trợ để thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm ngư theo quy định của pháp luật.
2. Công chức, viên chức và người lao động theo hợp đồng làm việc trong cơ quan Kiểm ngư có trang phục thống nhất.
3. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về trang phục của Kiểm ngư; màu sơn, số hiệu, định mức hoạt động của tàu kiểm ngư; đăng ký, đăng kiểm tàu kiểm ngư.
Chiếu theo quy định này, khi thực hiện nhiệm vụ, kiểm ngư viên được trang bị tàu kiểm ngư, phương tiện thông tin liên lạc chuyên dùng, thiết bị đặc thù, vũ khí, công cụ hỗ trợ theo quy định của pháp luật.
Nguồn kinh phí đảm bảo cho hoạt động của kiểm ngư viên được lấy từ đâu?
Căn cứ Điều 64 Nghị định 26/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Nguồn kinh phí bảo đảm cho hoạt động Kiểm ngư
1. Nguồn ngân sách nhà nước bảo đảm cho hoạt động kiểm ngư theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành:
a) Ngân sách trung ương bảo đảm kinh phí cho hoạt động của Kiểm ngư trung ương, gồm: Vốn đầu tư phát triển; chi thường xuyên;
b) Ngân sách địa phương bảo đảm kinh phí cho hoạt động của Kiểm ngư tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển, gồm: Vốn đầu tư phát triển; chi thường xuyên;
2. Các nguồn kinh phí khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, tùy thuộc khoản chi mà ngân sách dùng để thực hiện sẽ được lấy từ những nguồn khác nhau, cụ thể:
- Ngân sách trung ương bảo đảm kinh phí cho hoạt động của Kiểm ngư trung ương, gồm: Vốn đầu tư phát triển; chi thường xuyên;
- Ngân sách địa phương bảo đảm kinh phí cho hoạt động của Kiểm ngư tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển, gồm: Vốn đầu tư phát triển; chi thường xuyên.
- Các nguồn kinh phí khác do luật định.
Thẩm quyền huy động lực lượng kiểm ngư viên trong trường hợp khẩn cấp thuộc về cơ quan nào?
Căn cứ Điều 95 Luật Thủy sản 2017 quy định như sau:
Điều động, huy động lực lượng, phương tiện trong hoạt động kiểm ngư
1. Trong trường hợp khẩn cấp, việc điều động, huy động lực lượng, phương tiện trong hoạt động kiểm ngư được quy định như sau:
a) Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành lệnh điều động lực lượng, phương tiện thuộc quyền quản lý; đề nghị Bộ trưởng các Bộ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan huy động lực lượng, phương tiện;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành lệnh điều động, huy động lực lượng, phương tiện của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn.
2. Tổ chức, cá nhân được huy động lực lượng, phương tiện phải chấp hành lệnh điều động của người có thẩm quyền.
3. Cơ quan điều động, huy động phải thanh toán chi phí cho tổ chức, cá nhân được điều động, huy động theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính; tổ chức, cá nhân khi thực hiện lệnh điều động, huy động mà bị thiệt hại thì được đền bù; cá nhân hy sinh, bị thương thì được xem xét hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng.
Theo quy định này, trong trường hợp khẩn cấp, việc huy động lực lượng kiểm ngư viên được quy định như sau:
- Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành lệnh điều động lực lượng, phương tiện thuộc quyền quản lý; đề nghị Bộ trưởng các Bộ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan huy động lực lượng, phương tiện;
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành lệnh điều động, huy động lực lượng, phương tiện của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Số tiền chiết khấu thương mại của hàng hóa đã bán được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng trong trường hợp nào?
- Thời hạn lập giao kế hoạch đầu tư công hằng năm vốn ngân sách trung ương trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công?
- Thưởng Tết là gì? Tiền thưởng Tết Âm lịch giữa các nhân viên trong công ty có khác nhau hay không?
- Người yêu cầu giải quyết việc dân sự là ai? Đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự có nội dung như thế nào?
- Hồ sơ, thủ tục xét công nhận đảng viên dự bị thành đảng viên chính thức? Đảng viên dự bị có được biểu quyết không?