Thuyền trưởng thay thế hoa tiêu đường thủy nội địa mà không có lý do chính đáng thì bị xử phạt vi phạm hành chính thế nào?
- Thuyền trưởng có quyền thay thế hoa tiêu đường thủy nội địa không?
- Thuyền trưởng thay thế hoa tiêu đường thủy nội địa mà không có lý do chính đáng thì bị xử phạt vi phạm hành chính thế nào?
- Chánh Thanh tra Sở Giao thông vận tải được quyền xử phạt thuyền trưởng thay thế hoa tiêu đường thủy nội địa mà không có lý do chính đáng không?
Thuyền trưởng có quyền thay thế hoa tiêu đường thủy nội địa không?
Theo khoản 2 Điều 73 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 quy định về hoa tiêu đường thuỷ nội địa như sau:
Hoa tiêu đường thuỷ nội địa
1. Phương tiện, tàu biển nước ngoài khi hoạt động trên đường thuỷ nội địa phải theo chế độ hoa tiêu bắt buộc. Phương tiện, tàu biển Việt Nam khi cần có thể yêu cầu hoa tiêu dẫn đường.
2. Việc sử dụng hoa tiêu không làm miễn, giảm trách nhiệm chỉ huy của thuyền trưởng, kể cả trong trường hợp việc sử dụng hoa tiêu là bắt buộc.
Thuyền trưởng có quyền lựa chọn hoa tiêu hoặc yêu cầu thay thế hoa tiêu.
3. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tổ chức, hoạt động hoa tiêu; tiêu chuẩn và chứng chỉ chuyên môn của hoa tiêu.
Theo quy định trên, thuyền trưởng vẫn có quyền thay thế hoa tiêu đường thủy nội địa.
Đường thủy nội địa (Hình từ Internet)
Thuyền trưởng thay thế hoa tiêu đường thủy nội địa mà không có lý do chính đáng thì bị xử phạt vi phạm hành chính thế nào?
Căn cứ điểm d khoản 2 Điều 39 Nghị định 139/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về sử dụng hoa tiêu của phương tiện như sau:
Vi phạm quy định về sử dụng hoa tiêu của phương tiện
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi phương tiện không treo cờ hiệu hoặc không sử dụng đèn hiệu theo quy định khi xin hoa tiêu hoặc khi hoa tiêu có mặt trên phương tiện.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Không sử dụng hoa tiêu theo quy định đối với những trường hợp bắt buộc phải sử dụng hoa tiêu;
b) Không thông báo hoặc thông báo không chính xác cho hoa tiêu biết về đặc điểm và tính năng điều động của phương tiện;
c) Không bảo đảm điều kiện làm việc cho hoa tiêu trong thời gian hoa tiêu ở trên tàu hoặc không có thang hoa tiêu hoặc thang hoa tiêu không bảo đảm an toàn theo quy định hoặc thang hoa tiêu được bố trí tại nơi không phù hợp hoặc không có các biện pháp bảo đảm an toàn khác cho hoa tiêu lên, rời phương tiện;
d) Đình chỉ hoặc yêu cầu thay thế hoa tiêu mà không có lý do chính đáng;
đ) Đón trả hoa tiêu không đúng địa điểm theo quy định.
...
Theo khoản 5 Điều 4 Nghị định 139/2021/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:
Hình thức xử phạt vi phạm hành chính, các biện pháp khắc phục hậu quả
...
5. Mức phạt tiền đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân; trường hợp có cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
Theo đó, thuyền trưởng thay thế hoa tiêu đường thủy nội địa mà không có lý do chính đáng thì bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Chánh Thanh tra Sở Giao thông vận tải được quyền xử phạt thuyền trưởng thay thế hoa tiêu đường thủy nội địa mà không có lý do chính đáng không?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 46 Nghị định 139/2021/NĐ-CP quy định về thẩm quyền của Chánh Thanh tra Sở Giao thông vận tải như sau:
Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải và cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành đường thủy nội địa
...
2. Chánh Thanh tra Sở Giao thông vận tải, Trưởng đoàn thanh tra Sở Giao thông vận tải, Trưởng đoàn thanh tra Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Trưởng đoàn thanh tra Chi cục Đường thủy nội địa, Chi cục trưởng Chi cục Đường thủy nội địa, Trưởng đoàn thanh tra Cảng vụ Đường thủy nội địa có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 37.500.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 75.000.000 đồng;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 4 Điều 4 Nghị định này.
...
Như vậy, thuyền trưởng thay thế hoa tiêu đường thủy nội địa mà không có lý do chính đáng thì bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền cao nhất là 5.000.000 đồng nên Chánh Thanh tra Sở Giao thông vận tải được quyền xử phạt thuyền trưởng này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Caption giáng sinh ngắn? Caption noel ý nghĩa? Lễ Giáng sinh người lao động nước ngoài có được nghỉ làm không?
- Đại hội Hội công chứng viên được triệu tập lần thứ 2 khi nào? Cơ quan chấp hành của Đại hội Hội công chứng viên là cơ quan nào?
- Ban Chấp hành Hội công chứng viên làm việc theo nguyên tắc gì? Hình thức bầu Ban Chấp hành Hội công chứng viên là gì?
- Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại truyện cổ tích ngắn gọn? Học sinh tiểu học có những quyền gì?
- Số lượng thành viên hội đồng trường cao đẳng sư phạm là số chẵn đúng không? Chủ tịch hội đồng trường có được kiêm nhiệm chức vụ quản lý?