Thủy sản có khả năng sinh lợi cao có thuộc danh mục loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm không? Trách nhiệm xây dựng danh mục loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm thuộc về cơ quan nào?
- Trách nhiệm xây dựng danh mục loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm thuộc về cơ quan nào?
- Thủy sản có khả năng sinh lợi cao có thuộc danh mục loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm không?
- Mức phạt hành chính tối đa đối với hành vi khai thác trái phép thủy sản có khả năng sinh lợi cao được thương mại hóa là bao nhiêu?
Trách nhiệm xây dựng danh mục loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm thuộc về cơ quan nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 13 Luật Thủy sản 2017 quy định như sau
Bảo vệ nguồn lợi thủy sản
...
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm sau đây:
a) Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tổ chức thực hiện chương trình quốc gia bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản;
b) Xây dựng, trình Chính phủ ban hành Danh mục loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm; tiêu chí xác định loài, chế độ quản lý, bảo vệ và trình tự, thủ tục khai thác loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm;
c) Xây dựng, ban hành kế hoạch và biện pháp quản lý nguồn lợi thủy sản;
d) Tổ chức điều tra, khảo sát, thu thập, thực hiện bảo tồn, lưu giữ giống gốc của loài thủy sản bản địa, loài thủy sản đặc hữu có giá trị kinh tế, loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm;
đ) Công bố đường di cư tự nhiên của loài thủy sản.
...
Theo quy định này, trách nhiệm xây dựng danh mục loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm thuộc về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Sau khi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng danh mục loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm sẽ trình Chính phủ xem xét và ban hành.
Thủy sản có khả năng sinh lợi cao có thuộc danh mục loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm không? (hình từ Internet)
Thủy sản có khả năng sinh lợi cao có thuộc danh mục loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm không?
Căn cứ Điều 7 Nghị định 26/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Danh mục và tiêu chí xác định loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm
1. Loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm được phân thành hai nhóm, gồm Nhóm I và Nhóm II.
2. Loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm thuộc Nhóm I khi đáp ứng các tiêu chí sau:
a) Mang nguồn gen quý, hiếm để bảo tồn, chọn giống phục vụ nuôi trồng thủy sản hoặc chứa chất hoặc hoạt chất có tác dụng sinh học đặc hiệu được sử dụng làm nguyên liệu điều chế các sản phẩm thuốc phục vụ ngành y tế hoặc có khả năng sinh lợi cao khi được thương mại hóa hoặc giữ vai trò quyết định trong việc duy trì sự cân bằng của các loài khác trong quần xã hoặc có tính đại diện hay tính độc đáo của khu vực địa lý tự nhiên.
b) Số lượng còn rất ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ tuyệt chủng rất lớn được xác định bằng mức độ suy giảm quần thể ít nhất 50% theo quan sát hoặc ước tính trong 05 năm gần nhất tính đến thời điểm đánh giá hoặc được dự báo suy giảm ít nhất 50% trong 05 năm tiếp theo.
3. Loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm thuộc Nhóm II khi đáp ứng các tiêu chí sau:
a) Đáp ứng tiêu chí được quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
b) Số lượng còn ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ tuyệt chủng lớn được xác định bằng mức độ suy giảm quần thể ít nhất 20% theo quan sát hoặc ước tính trong 05 năm gần nhất tính đến thời điểm đánh giá; hoặc được dự báo suy giảm ít nhất 20% trong 05 năm tiếp theo.
4. Danh mục loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức rà soát, đánh giá, trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung Danh mục loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm.
Theo quy định này, thủy sản có khả năng sinh lợi cao thuộc danh mục loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm khi đáp ứng các điều kiện sau:
- Loài thủy sản có khả năng sinh lợi cao được thương mại hóa.
- Số lượng loài còn rất ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ tuyệt chủng rất lớn được xác định bằng mức độ suy giảm quần thể ít nhất 50% theo quan sát hoặc ước tính trong 05 năm gần nhất tính đến thời điểm đánh giá hoặc được dự báo suy giảm ít nhất 50% trong 05 năm tiếp theo. (nếu thuộc nhóm I).
- Số lượng còn ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ tuyệt chủng lớn được xác định bằng mức độ suy giảm quần thể ít nhất 20% theo quan sát hoặc ước tính trong 05 năm gần nhất tính đến thời điểm đánh giá; hoặc được dự báo suy giảm ít nhất 20% trong 05 năm tiếp theo. (nếu thuộc Nhóm II)
Mức phạt hành chính tối đa đối với hành vi khai thác trái phép thủy sản có khả năng sinh lợi cao được thương mại hóa là bao nhiêu?
Căn cứ khoản 2 Điều 8 Nghị định 42/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về quản lý các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm
...
2. Khai thác trái phép loài thủy sản không đảm bảo điều kiện theo quy định thuộc Nhóm II của Danh mục loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu khối lượng thủy sản dưới 10 kg;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu khối lượng thủy sản từ 10 kg đến dưới 20 kg;
c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu khối lượng thủy sản từ 20 kg đến dưới 50 kg;
d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng nếu khối lượng thủy sản từ 50 kg đến dưới 100 kg;
đ) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu khối lượng thủy sản từ 100 kg trở lên.
...
Đồng thời căn cứ khoản 3 Điều 8 Nghị định 42/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về quản lý các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm
...
3. Khai thác trái phép loài thủy sản thuộc Nhóm I của Danh mục loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng nếu khối lượng thủy sản dưới 10 kg;
b) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu khối lượng thủy sản từ 10 kg đến dưới 20 kg;
c) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng nếu khối lượng thủy sản từ 20 kg đến dưới 50 kg;
d) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng nếu khối lượng thủy sản từ 50 kg đến dưới 100 kg;
đ) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng nếu khối lượng thủy sản từ 100 kg trở lên.
Như đã phân tích ở trên, tùy thuộc vào loài thủy sản có khả năng sinh lợi cao được thương mại hóa thuộc Nhóm I hay Nhóm II mà mức phạt tối đa đối với hành vi khai thác trái phép cũng sẽ khác nhau.
Cụ thể, nếu loài thủy sản có khả năng sinh lợi cao được thương mại hóa thuộc Nhóm I thì mức phạt tối đa đối với hành vi khai thác trái phép trong trường hợp này là 100.000.000 đồng.
Trường hợp loài thủy sản có khả năng sinh lợi cao được thương mại hóa thuộc Nhóm II thì mức phạt tối đa đối với hành vi khai thác trái phép trong trường hợp này là 50.000.000, thấp hơn một nửa so với Nhóm I.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách điền phiếu biểu quyết thi hành kỷ luật/ đề nghị thi hành kỷ luật đối với Đảng viên chuẩn Hướng dẫn 05?
- Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư được thể hiện thông qua những gì? Có bao nhiêu giai đoạn đầu tư xây dựng?
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?