Thường trực Hội đồng quản trị của Ngân hàng Chính sách xã hội có phải là cấp quản trị điều hành không?
- Thường trực Hội đồng quản trị của Ngân hàng Chính sách xã hội có phải là cấp quản trị điều hành không?
- Thường trực Hội đồng quản trị của Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện những nhiệm vụ gì theo quy định?
- Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng quản trị của Ngân hàng Chính sách xã hội có những nhiệm vụ gì?
- Giúp việc Thường trực Hội đồng quản trị của Ngân hàng Chính sách xã hội có những ai?
Thường trực Hội đồng quản trị của Ngân hàng Chính sách xã hội có phải là cấp quản trị điều hành không?
Căn cứ theo Điều 25 Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội Ban hành kèm theo Quyết định 16/2003/QĐ-TTg quy định về thường trực Hội đồng quản trị của Ngân hàng Chính sách xã hội thì Thường trực Hội đồng quản trị là một phương thức làm việc trong điều kiện Hội đồng quản trị phần lớn là thành viên kiêm nhiệm. Thường trực Hội đồng quản trị không phải là một cấp quản trị điều hành.
Thường trực Hội đồng quản trị của Ngân hàng Chính sách xã hội (Hình từ Internet)
Thường trực Hội đồng quản trị của Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện những nhiệm vụ gì theo quy định?
Cũng theo Điều 25 Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội Ban hành kèm theo Quyết định 16/2003/QĐ-TTg quy định như sau:
...
Thường trực Hội đồng quản trị thực hiện những nhiệm vụ sau đây:
1. Định kỳ hàng tháng họp đánh giá kết quả hoạt động trong kỳ và dự án, kế hoạch hoạt động kỳ sau của Tổng Giám đốc;
2. Xem xét các công việc cấp thiết do Tổng Giám đốc, Trưởng Ban Kiểm soát, Thư ký Hội đồng quản trị kiến nghị;
3. Giúp Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng quản trị xây dựng các văn bản, chỉ thị để triển khai các nhiệm vụ thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị và (hoặc) của Chủ tịch Hội đồng quản trị;
4. Chuẩn bị nội dung kỳ họp Hội đồng quản trị liền kề;
5. Thường trực Hội đồng quản trị họp bất thường nếu thấy cần thiết và có quyền triệu tập các thành viên Hội đồng quản trị có liên quan để giải quyết công việc đột xuất.
Theo quy định trên, Thường trực Hội đồng quản trị thực hiện những nhiệm vụ sau:
- Định kỳ hàng tháng họp đánh giá kết quả hoạt động trong kỳ và dự án, kế hoạch hoạt động kỳ sau của Tổng Giám đốc;
- Xem xét các công việc cấp thiết do Tổng Giám đốc, Trưởng Ban Kiểm soát, Thư ký Hội đồng quản trị kiến nghị;
- Giúp Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng quản trị xây dựng các văn bản, chỉ thị để triển khai các nhiệm vụ thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị và (hoặc) của Chủ tịch Hội đồng quản trị;
- Chuẩn bị nội dung kỳ họp Hội đồng quản trị liền kề;
- Thường trực Hội đồng quản trị họp bất thường nếu thấy cần thiết và có quyền triệu tập các thành viên Hội đồng quản trị có liên quan để giải quyết công việc đột xuất.
Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng quản trị của Ngân hàng Chính sách xã hội có những nhiệm vụ gì?
Căn cứ theo Điều 27 Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội Ban hành kèm theo Quyết định 16/2003/QĐ-TTg quy định như sau:
Nhiệm vụ của Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng quản trị
1. Giải quyết các công việc phát sinh hàng ngày giữa 2 kỳ họp của Hội đồng quản trị và Thường trực Hội đồng quản trị.
2. Điều hành hoạt động của Ban chuyên gia tư vấn.
3. Thực hiện các nhiệm vụ được Chủ tịch Hội đồng quản trị ủy quyền.
4. Thường xuyên báo cáo Chủ tịch Hội đồng quản trị về kết quả thực hiện các nhiệm vụ được giao và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng quản trị về các quyết định của mình.
Theo đó, nhiệm vụ của Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng quản trị như sau:
- Giải quyết các công việc phát sinh hàng ngày giữa 2 kỳ họp của Hội đồng quản trị và Thường trực Hội đồng quản trị.
- Điều hành hoạt động của Ban chuyên gia tư vấn.
- Thực hiện các nhiệm vụ được Chủ tịch Hội đồng quản trị ủy quyền.
- Thường xuyên báo cáo Chủ tịch Hội đồng quản trị về kết quả thực hiện các nhiệm vụ được giao và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng quản trị về các quyết định của mình.
Giúp việc Thường trực Hội đồng quản trị của Ngân hàng Chính sách xã hội có những ai?
Theo Điều 28 Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội Ban hành kèm theo Quyết định 16/2003/QĐ-TTg quy định như sau:
Giúp việc Hội đồng quản trị, Thường trực Hội đồng quản trị có Thư ký Hội đồng quản trị
Thư ký Hội đồng quản trị do Văn phòng Tổng Giám đốc đảm nhiệm, có nhiệm vụ:
1. Chuẩn bị nội dung và các điều kiện, phương tiện làm việc cần thiết cho các phiên họp của Hội đồng quản trị và Thường trực Hội đồng quản trị.
2. Ghi chép biên bản các phiên họp Hội đồng quản trị, Thường trực Hội đồng quản trị.
3. Soạn thảo các nghị quyết, quyết định, thông báo của các phiên họp.
4. Quản lý, lưu giữ hồ sơ, tài liệu của Hội đồng quản trị.
5. Dự toán kinh phí các phiên họp.
Theo quy định trên, giúp việc Thường trực Hội đồng quản trị có Thư ký Hội đồng quản trị.
Thư ký Hội đồng quản trị do Văn phòng Tổng Giám đốc đảm nhiệm, có những nhiệm vụ sau:
- Chuẩn bị nội dung và các điều kiện, phương tiện làm việc cần thiết cho các phiên họp của Hội đồng quản trị và Thường trực Hội đồng quản trị.
- Ghi chép biên bản các phiên họp Hội đồng quản trị, Thường trực Hội đồng quản trị.
- Soạn thảo các nghị quyết, quyết định, thông báo của các phiên họp.
- Quản lý, lưu giữ hồ sơ, tài liệu của Hội đồng quản trị.
- Dự toán kinh phí các phiên họp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tam tai là gì? Cúng sao giải hạn tam tai có phải mê tín dị đoan không? Hành vi mê tín dị đoan bị xử lý thế nào?
- Nhóm kín, nhóm tele, nhóm zalo chia sẻ link 18+, link quay lén trong group kín thì có bị phạt tù không?
- Chủ đầu tư có phải mua bảo hiểm bắt buộc cho người lao động thi công trên công trường hay không?
- Đảng viên phải tự kiểm điểm, đánh giá chất lượng đảng viên trước chi bộ vào cuối năm đúng không?
- Có trở thành công ty đại chúng khi chưa chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng? Phải đăng ký cổ phiếu tập trung tại đâu?