Thường trực cấp ủy cấp huyện có chức năng là gì? Thường trực cấp ủy cấp huyện có mối quan hệ như thế nào với cấp ủy cấp tỉnh?
- Thường trực cấp ủy cấp huyện có chức năng là gì?
- Thường trực cấp ủy cấp huyện có mối quan hệ như thế nào với cấp ủy cấp tỉnh?
- Nhiệm vụ và quyền hạn của thường trực cấp ủy cấp huyện được quy định như thế nào?
- Ban thường vụ cấp ủy cấp huyện có thể ủy quyền cho thường trực cấp ủy cấp huyện thực hiện một số công việc gì?
Thường trực cấp ủy cấp huyện có chức năng là gì?
Thường trực cấp ủy cấp huyện (Hình từ Internet)
Theo khoản 3 Điều 2 Quy định 202-QĐ/TW năm 2019 quy định như sau:
Chức năng của cấp ủy, ban thường vụ, thường trực cấp ủy cấp huyện
...
3. Thường trực cấp ủy cấp huyện (gồm bí thư và các phó bí thư) chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện nghị quyết, chỉ thị, quy định, quyết định, kết luận, quy chế của cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy cấp mình và cấp trên; giải quyết công việc hằng ngày của đảng bộ theo quy chế làm việc; chuẩn bị nội dung và quyết định triệu tập các kỳ họp của ban thường vụ.
Căn cứ trên quy định thường trực cấp ủy cấp huyện (gồm bí thư và các phó bí thư) có chức năng:
- Chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện nghị quyết, chỉ thị, quy định, quyết định, kết luận, quy chế của cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy cấp mình và cấp trên;
- Giải quyết công việc hằng ngày của đảng bộ theo quy chế làm việc;
- Chuẩn bị nội dung và quyết định triệu tập các kỳ họp của ban thường vụ.
Thường trực cấp ủy cấp huyện có mối quan hệ như thế nào với cấp ủy cấp tỉnh?
Theo Điều 7 Quy định 202-QĐ/TW năm 2019 quy định như sau:
Quan hệ công tác của cấp ủy, ban thường vụ, thường trực cấp ủy cấp huyện với cấp ủy cấp tỉnh
1. Chấp hành nghiêm sự lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện của cấp ủy, mà trực tiếp và thường xuyên là ban thường vụ, thường trực cấp ủy cấp tỉnh.
2. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định. Kịp thời phản ánh, xin ý kiến những vấn đề bức xúc, nhạy cảm, phức tạp, đột xuất phát sinh, nhất là những vấn đề liên quan đến quốc phòng, an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, đối ngoại, dân tộc, tôn giáo.
Căn cứ trên quy định mối quan hệ công tác của thường trực cấp ủy cấp huyện với cấp ủy cấp tỉnh như sau:
- Chấp hành nghiêm sự lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện của cấp ủy, mà trực tiếp và thường xuyên là ban thường vụ, thường trực cấp ủy cấp tỉnh.
- Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định. Kịp thời phản ánh, xin ý kiến những vấn đề bức xúc, nhạy cảm, phức tạp, đột xuất phát sinh, nhất là những vấn đề liên quan đến quốc phòng, an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, đối ngoại, dân tộc, tôn giáo.
Nhiệm vụ và quyền hạn của thường trực cấp ủy cấp huyện được quy định như thế nào?
Theo Điều 6 Quy định 202-QĐ/TW năm 2019 quy định thường trực cấp ủy cấp huyện có những nhiệm vụ, quyền hạn như sau:
- Giúp ban thường vụ chỉ đạo việc chuẩn bị và tổ chức thực hiện quy chế làm việc, chương trình làm việc toàn khóa của cấp ủy;
- Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình làm việc hằng tháng, quý, 6 tháng và cả năm của ban thường vụ, chương trình kiểm tra, giám sát hằng năm của cấp ủy;
- Quyết định triệu tập hội nghị ban thường vụ; chỉ đạo, kiểm tra việc chuẩn bị các nội dung trình hội nghị ban thường vụ quyết định.
- Chỉ đạo phối hợp hoạt động giữa các cơ quan đảng, nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương trong việc tổ chức thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, quy định, quy chế của cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy cấp mình và cấp trên.
- Chỉ đạo giải quyết công việc hằng ngày của đảng bộ; những vấn đề đột xuất nảy sinh giữa hai kỳ họp của ban thường vụ; công việc đột xuất, phát sinh theo sự chỉ đạo của cấp trên và theo quy chế làm việc của cấp ủy. Báo cáo kết quả giải quyết cho ban thường vụ tại phiên họp gần nhất.
- Thực hiện những công việc ban thường vụ ủy quyền và được cụ thể hóa trong quy chế làm việc của cấp ủy, ban thường vụ, thường trực cấp ủy cấp huyện. Báo cáo kết quả thực hiện cho ban thường vụ tại phiên họp gần nhất.
Trong phạm vi được ủy quyền, các ý kiến chỉ đạo của thường trực cấp ủy có hiệu lực thực hiện như quyết định của ban thường vụ.
Khi giải quyết những công việc được ban thường vụ ủy quyền, thường trực cấp ủy phải thảo luận tập thể và quyết định trên cơ sở thống nhất của các thành viên. Trường hợp chưa có sự thống nhất thì phải báo cáo rõ các ý kiến khác nhau để ban thường vụ xem xét, quyết định.
Ban thường vụ cấp ủy cấp huyện có thể ủy quyền cho thường trực cấp ủy cấp huyện thực hiện một số công việc gì?
Theo khoản 10 Điều 6 Quy định 202-QĐ/TW năm 2019 quy định ban thường vụ cấp ủy cấp huyện có thể ủy quyền cho thường trực cấp ủy cấp huyện thực hiện một số công việc sau đây:
(1) Về tổ chức, cán bộ
- Quyết định thẩm tra, xác minh cán bộ, đảng viên thuộc diện cấp ủy cơ sở, cấp ủy cấp huyện quản lý khi có vấn đề cần xem xét về chính trị và một số vấn đề khác (tuổi, bằng cấp, học hàm, học vị, tài sản, thu nhập...) theo quy định để báo cáo ban thường vụ xem xét, kết luận theo thẩm quyền.
- Chuẩn y kết quả bầu cử cấp ủy, ủy ban kiểm tra và các chức danh lãnh đạo của cấp ủy trực thuộc.
- Tham gia ý kiến việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, khen thưởng... đối với cán bộ là cấp phó một số cơ quan thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của ngành dọc công tác và sinh hoạt đảng tại địa phương theo quy định (trừ quân sự, công an, viện kiểm sát, tòa án).
- Chỉ đạo chuẩn bị và tổ chức thực hiện việc chất vấn, lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm; việc kê khai tài sản, thu nhập theo quy định.
- Chỉ đạo công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe và thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ thuộc diện ban thường vụ quản lý theo quy định.
(2) Về công tác nội chính, quốc phòng, an ninh, đối ngoại
- Cho ý kiến về chương trình công tác hằng năm và đánh giá công tác năm của các cơ quan nội chính; chủ trương xử lý các vấn đề đột xuất liên quan đến an ninh trật tự trên địa bàn, nhất là an ninh chính trị, tôn giáo, dân tộc và an ninh biên giới.
Phối hợp với cấp ủy, chỉ huy các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang đóng trên địa bàn trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh tại địa phương.
- Chỉ đạo công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; xử lý đơn, thư khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến ban thường vụ cấp ủy cấp huyện. Cho chủ trương xử lý một số vụ án theo quy định; đối với những vấn đề khó, phức tạp, vượt quá thẩm quyền thì báo cáo xin ý kiến ban thường vụ.
- Chỉ đạo thực hiện các chương trình, kế hoạch và hoạt động đối ngoại ở địa phương theo quy định.
(3) Về kinh tế - xã hội
- Cho ý kiến việc sử dụng nguồn ngân sách dự phòng và các nguồn hỗ trợ khác để phục vụ nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, cứu trợ khẩn cấp theo quy chế làm việc và phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương.
- Chỉ đạo, điều hành công tác quản lý, sử dụng tài chính, tài sản của đảng bộ theo đúng quy định của Đảng và Nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đảng viên, tổ chức đảng thiếu trách nhiệm là gì? Trường hợp nào chưa kỷ luật, không hoặc miễn kỷ luật Đảng?
- Lời chúc giáng sinh dành cho bạn bè? Lễ giáng sinh Noel có phải là ngày lễ lớn trong năm không?
- Cách điền phiếu biểu quyết thi hành kỷ luật/ đề nghị thi hành kỷ luật đối với Đảng viên chuẩn Hướng dẫn 05?
- Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư được thể hiện thông qua những gì? Có bao nhiêu giai đoạn đầu tư xây dựng?
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?