Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa làm việc theo chế độ nào?
- Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa làm việc theo chế độ nào?
- Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa có nhiệm vụ như thế nào?
- Họp Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa bao nhiêu tháng một lần?
- Đơn vị làm đầu mối giúp việc cho Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa phải thực hiện những nhiệm vụ nào?
Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa làm việc theo chế độ nào?
Căn cứ tại Điều 11 Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ban hành kèm theo Quyết định 159/QĐ-TTg năm 2013, có quy định như sau:
Ban Chỉ đạo làm việc theo chế độ đề cao trách nhiệm của Trưởng Ban Chỉ đạo. Thường trực Ban Chỉ đạo và các thành viên Ban Chỉ đạo làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, tuân thủ sự phân công của Trưởng Ban Chỉ đạo.
Như vậy, theo quy định trên thì Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, tuân thủ sự phân công của Trưởng Ban Chỉ đạo.
Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa làm việc theo chế độ nào? (Hình từ Internet)
Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa có nhiệm vụ như thế nào?
Căn cứ tại Điều 8 Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ban hành kèm theo Quyết định 159/QĐ-TTg năm 2013, có quy định về nhiệm vụ của Thường trực Ban Chỉ đạo như sau:
Nhiệm vụ của Thường trực Ban Chỉ đạo
Thường trực Ban Chỉ đạo gồm các ủy viên thường trực Ban Chỉ đạo: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Nhiệm vụ của Thường trực Ban Chỉ đạo:
1. Tham gia chuẩn bị nội dung các cuộc họp, hội nghị, xây dựng kế hoạch, chương trình hoạt động của Ban Chỉ đạo để đưa ra Ban Chỉ đạo thảo luận, quyết định.
2. Thay mặt Ban Chỉ đạo để chỉ đạo thực hiện các hoạt động đột xuất, cấp bách.
3. Thảo luận, quyết định các hoạt động của Ban Chỉ đạo giữa hai kỳ họp và báo cáo Ban Chỉ đạo tại kỳ họp gần nhất.
4. Chỉ đạo thực hiện các hoạt động của Ban Chỉ đạo theo sự phân công của Trưởng Ban Chỉ đạo.
Như vậy, theo quy định trên thì Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa có những nhiệm vụ sau:
- Tham gia chuẩn bị nội dung các cuộc họp, hội nghị, xây dựng kế hoạch, chương trình hoạt động của Ban Chỉ đạo để đưa ra Ban Chỉ đạo thảo luận, quyết định;
- Thay mặt Ban Chỉ đạo để chỉ đạo thực hiện các hoạt động đột xuất, cấp bách;
- Thảo luận, quyết định các hoạt động của Ban Chỉ đạo giữa hai kỳ họp và báo cáo Ban Chỉ đạo tại kỳ họp gần nhất;
- Chỉ đạo thực hiện các hoạt động của Ban Chỉ đạo theo sự phân công của Trưởng Ban Chỉ đạo.
Họp Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa bao nhiêu tháng một lần?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 17 Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ban hành kèm theo Quyết định 159/QĐ-TTg năm 2013, có quy định về họp Ban Chỉ đạo như sau:
Họp Ban Chỉ đạo
1. Họp Ban Chỉ đạo định kỳ: 06 tháng một lần.
2. Họp Thường trực Ban Chỉ đạo: 03 tháng một lần.
3. Hội nghị giao ban khu vực (phía Bắc và phía Nam): 01 năm một lần.
4. Hội nghị Sơ kết phong trào toàn quốc: 02 năm một lần.
5. Hội nghị Tổng kết phong trào toàn quốc: 05 năm một lần.
6. Trường hợp cần thiết Trưởng Ban Chỉ đạo có thể triệu tập hợp bất thường.
Như vậy, theo quy định trên thì Họp Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa 03 tháng một lần.
Đơn vị làm đầu mối giúp việc cho Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa phải thực hiện những nhiệm vụ nào?
Căn cứ tại Điều 14a được bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Quyết định 306/QĐ-TTg năm 2021, có quy định về cơ quan giúp việc Ban Chỉ đạo, Thường trực Ban Chỉ đạo như sau:
Cơ quan giúp việc Ban Chỉ đạo, Thường trực Ban Chỉ đạo
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định phân công đơn vị trực thuộc Bộ làm đầu mối giúp việc Ban Chỉ đạo, Thường trực Ban Chỉ đạo và thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Tham mưu xây dựng Kế hoạch, Chương trình thực hiện Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”;
b) Hướng dẫn, đề xuất giải pháp thực hiện hiệu quả các nội dung của Phong trào;
c) Tổ chức hoạt động; kiểm tra; tổng hợp; sơ kết; tổng kết giai đoạn; đánh giá hoạt động của Phong trào hàng năm;
d) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban Chỉ đạo, Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương giao
Như vậy, theo quy định trên thì đơn vị làm đầu mối giúp việc cho Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa phải thực hiện những nhiệm vụ sau:
- Tham mưu xây dựng Kế hoạch, Chương trình thực hiện Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”;
- Hướng dẫn, đề xuất giải pháp thực hiện hiệu quả các nội dung của Phong trào;
- Tổ chức hoạt động; kiểm tra; tổng hợp; sơ kết; tổng kết giai đoạn; đánh giá hoạt động của Phong trào hàng năm;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban Chỉ đạo, Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương giao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 11 điểm bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Hoà Bình chính thức? Hoà Bình bắn pháo hoa 2025 mấy giờ?
- Thơ chúc mừng năm mới Ất Tỵ ngắn gọn, ý nghĩa? Thời điểm bắt đầu năm mới? Có bắn pháo hoa chúc mừng năm mới không?
- Tổ chức tham gia hoạt động xây dựng phải là tổ chức như thế nào? Thời hạn cấp lại chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng khi bị thu hồi chứng chỉ?
- Địa điểm bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 An Giang? Thời gian bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 An Giang như thế nào?
- Những câu khai bút đầu năm 2025 cho học sinh? Khai bút đầu năm 2025 cho học sinh nên viết gì để may mắn?