Thường trực Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân gồm những ai?
- Kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân được lấy từ đâu?
- Thường trực Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân gồm những ai?
- Thường trực Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ, quyền hạn gì?
Kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân được lấy từ đâu?
Căn cứ khoản 2 Điều 16 Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 51/QĐ-VKSTC năm 2023 quy định chế độ công tác và kinh phí hoạt động như sau:
Chế độ công tác và kinh phí hoạt động
1. Khi thực hiện nhiệm vụ, Ban Chỉ đạo và Tổ Giúp việc được sử dụng phương tiện, thanh toán các chế độ công tác theo quy định của Nhà nước và của Ngành.
2. Kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo và Tổ Giúp việc được bố trí, sử dụng trong nguồn kinh phí chi thường xuyên của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Như vậy, theo quy định, kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân được bố trí, sử dụng trong nguồn kinh phí chi thường xuyên của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân được lấy từ đâu? (Hình từ Internet)
Thường trực Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân gồm những ai?
Căn cứ khoản 2 Điều 4 Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 51/QĐ-VKSTC năm 2023 quy định về cơ cấu tổ chức của Ban Chỉ đạo như sau:
Cơ cấu tổ chức của Ban Chỉ đạo
1. Ban Chỉ đạo do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định thành lập. Ban Chỉ đạo có Trưởng Ban là Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Phó Trưởng Ban là Chánh Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các thành viên gồm Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Chánh Văn phòng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Cục trưởng Cục Kế hoạch - Tài chính, đại diện đơn vị nghiệp vụ thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp.
2. Thường trực Ban Chỉ đạo gồm Trưởng Ban và Phó Trưởng Ban.
3. Cơ quan thường trực
Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao là Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo. Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo giao các thành viên Tổ Giúp việc thuộc Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, do Tổ trưởng Tổ Giúp việc trực tiếp phân công và điều hành dưới sự chỉ đạo của Thường trực Ban Chỉ đạo.
4. Tổ Giúp việc do Trưởng Ban Chỉ đạo quyết định thành lập. Tổ Giúp việc có Tổ trưởng là Phó Chánh Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổ phó và các thành viên, do Phó Trưởng Ban Chỉ đạo đề xuất.
Như vậy, theo quy định, thường trực Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân gồm có Trưởng Ban và Phó Trưởng Ban.
Thường trực Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ, quyền hạn gì?
Căn cứ Điều 6 Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 51/QĐ-VKSTC năm 2023 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Thường trực Ban Chỉ đạo như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Thường trực Ban Chỉ đạo
1. Lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành hoạt động của Ban Chỉ đạo; chỉ đạo xây dựng và thực hiện chương trình công tác, kế hoạch kiểm tra của Ban Chỉ đạo.
2. Phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc giải quyết công việc thường xuyên của Ban Chỉ đạo.
3. Phân công và đôn đốc, yêu cầu các thành viên Ban Chỉ đạo báo cáo việc thực hiện nhiệm vụ được phân công.
4. Dự các cuộc họp khi được Ban cán sự đảng, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoặc cơ quan, tổ chức khác mời liên quan đến thực hiện dân chủ.
5. Tổ chức và điều hành các cuộc họp của Ban Chỉ đạo.
Như vậy, theo quy định, thường trực Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
(1) Lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành hoạt động của Ban Chỉ đạo; chỉ đạo xây dựng và thực hiện chương trình công tác, kế hoạch kiểm tra của Ban Chỉ đạo.
(2) Phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc giải quyết công việc thường xuyên của Ban Chỉ đạo.
(3) Phân công và đôn đốc, yêu cầu các thành viên Ban Chỉ đạo báo cáo việc thực hiện nhiệm vụ được phân công.
(4) Dự các cuộc họp khi được Ban cán sự đảng, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoặc cơ quan, tổ chức khác mời liên quan đến thực hiện dân chủ.
(5) Tổ chức và điều hành các cuộc họp của Ban Chỉ đạo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hình thức tổ chức họp báo cho báo chí của Bộ Công thương mấy tháng một lần? Do ai chủ trì thực hiện?
- Hành vi hành chính của cơ quan nào bị khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm của Tòa án cấp tỉnh?
- Bộ luật Hình sự mới nhất hiện nay quy định những gì? Bộ luật Hình sự có nhiệm vụ gì? Nguyên tắc xử lý người phạm tội và pháp nhân thương mại phạm tội?
- Phương tiện đo nhóm 2 không có quy trình kiểm định thì có chuyển sang hiệu chuẩn thay thế được không?
- Chức năng của Hội đồng nghệ thuật trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn là gì? Ai có thẩm quyền thành lập Hội đồng nghệ thuật?