Thương nhân Việt Nam là gì? Thương nhân Việt Nam được phép hoạt động trong khu phi thuế quan không?
Thương nhân Việt Nam là gì?
Thương nhân Việt Nam được giải thích theo quy định tại Điều 6 Luật Thương mại 2005 như sau:
Thương nhân
1. Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.
2. Thương nhân có quyền hoạt động thương mại trong các ngành nghề, tại các địa bàn, dưới các hình thức và theo các phương thức mà pháp luật không cấm.
3. Quyền hoạt động thương mại hợp pháp của thương nhân được Nhà nước bảo hộ.
4. Nhà nước thực hiện độc quyền Nhà nước có thời hạn về hoạt động thương mại đối với một số hàng hóa, dịch vụ hoặc tại một số địa bàn để bảo đảm lợi ích quốc gia. Chính phủ quy định cụ thể danh mục hàng hóa, dịch vụ, địa bàn độc quyền Nhà nước.
Theo đó, thương nhân Việt Nam bao gồm tổ chức kinh tế Việt Nam được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.
Thương nhân Việt Nam có quyền hoạt động thương mại trong các ngành nghề, tại các địa bàn, dưới các hình thức và theo các phương thức mà pháp luật không cấm.
Quyền hoạt động thương mại hợp pháp của thương nhân Việt Nam được Nhà nước bảo hộ.
Thương nhân Việt Nam được phép hoạt động trong khu phi thuế quan hay không?
Đối tượng được phép hoạt động trong khu phi thuế quan được quy định tại Điều 5 Quy chế hoạt động của khu phi thuế quan trong khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu do Thủ tướng Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 100/2009/QĐ-TTg như sau:
Đối tượng được phép hoạt động trong khu phi thuế quan
Các đối tượng hoạt động trong khu phi thuế quan (sau đây gọi chung là doanh nghiệp khu phi thuế quan) bao gồm:
- Thương nhân Việt Nam;
- Chi nhánh, văn phòng đại diện của thương nhân Việt Nam;
- Chi nhánh, văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam;
- Nhà đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư.
Theo quy định các đối tượng hoạt động trong khu phi thuế quan (sau đây gọi chung là doanh nghiệp khu phi thuế quan) bao gồm:
- Thương nhân Việt Nam;
- Chi nhánh, văn phòng đại diện của thương nhân Việt Nam;
- Chi nhánh, văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam;
- Nhà đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư.
Như vậy, thương nhân Việt Nam được phép hoạt động trong khu phi thuế quan.
Thương nhân Việt Nam là gì? Thương nhân Việt Nam được phép hoạt động trong khu phi thuế quan không? (Hình từ Internet)
Các chính sách thương mại đối với khu phi thuế quan được quy định như thế nào?
Các chính sách thương mại đối với khu phi thuế quan được quy định tại Chương II Quy chế hoạt động của khu phi thuế quan trong khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu do Thủ tướng Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 100/2009/QĐ-TTg có nêu như sau:
Chương 2.
CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚI KHU PHI THUẾ QUAN
Điều 6. Quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa khu phi thuế quan với nội địa
1. Quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa khu phi thuế quan với nội địa là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu theo các quy định của pháp luật Việt Nam về hải quan, thuế và xuất khẩu, nhập khẩu.
2. Doanh nghiệp khu phi thuế quan được mua văn phòng phẩm, lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng từ nội địa Việt Nam để phục vụ cho điều hành bộ máy văn phòng và sinh hoạt của cán bộ, công nhân làm việc tại doanh nghiệp. Doanh nghiệp khu phi thuế quan được lựa chọn thực hiện hoặc không thực hiện thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu và hải quan đối với những loại hàng hóa này.
Điều 7. Vận chuyển hàng hóa
Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu vận chuyển vào, ra khu phi thuế quan phải chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan Hải quan theo quy định của Luật Hải quan và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 8. Hàng hóa trưng bày, triển lãm, lưu kho, lưu bãi
Hàng hóa trưng bày, triển lãm, lưu kho, lưu bãi tại khu phi thuế quan không bị hạn chế về số lượng và thời gian lưu giữ.
Điều 9. Xuất khẩu, nhập khẩu tại khu phi thuế quan
1. Đối tượng hoạt động trong khu phi thuế quan được xuất khẩu, nhập khẩu các loại hàng hóa, trừ các hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam.
2. Việc xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu theo giấy phép, Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có điều kiện, hàng hóa hạn chế kinh doanh được thực hiện theo các quy định của pháp luật Việt Nam.
Điều 10. Tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu, gia công, quá cảnh tại khu phi thuế quan
1. Hàng hóa tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, gia công, quá cảnh tại khu phi thuế quan phải tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam và các Điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập.
2. Hàng hóa chỉ được kinh doanh theo hình thức chuyển khẩu tại khu phi thuế quan có gắn với cảng biển.
Điều 11. Các hoạt động thương mại khác
Các hoạt động thương mại khác được thực hiện theo quy định của Luật Thương mại và các văn bản pháp luật có liên quan.
Theo đó, các chính sách thương mại đối với khu phi thuế quan bao gồm:
+ Quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa khu phi thuế quan với nội địa;
+ Vận chuyển hàng hóa;
+ Hàng hóa trưng bày, triển lãm, lưu kho, lưu bãi;
+ Xuất khẩu, nhập khẩu tại khu phi thuế quan;
+ Tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu, gia công, quá cảnh tại khu phi thuế quan;
+ Các hoạt động thương mại khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hành vi hành chính của cơ quan nào bị khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm của Tòa án cấp tỉnh?
- Bộ luật Hình sự mới nhất hiện nay quy định những gì? Bộ luật Hình sự có nhiệm vụ gì? Nguyên tắc xử lý người phạm tội và pháp nhân thương mại phạm tội?
- Phương tiện đo nhóm 2 không có quy trình kiểm định thì có chuyển sang hiệu chuẩn thay thế được không?
- Chức năng của Hội đồng nghệ thuật trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn là gì? Ai có thẩm quyền thành lập Hội đồng nghệ thuật?
- Chính quyền địa phương ở thị trấn là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền địa phương ở thị trấn?