Thương nhân kinh doanh tại chợ có hợp đồng sử dụng điểm kinh doanh tại chợ thì có được quyền hoạt động không?
Thương nhân kinh doanh tại chợ có hợp đồng sử dụng điểm kinh doanh tại chợ thì có được quyền hoạt động không?
Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 12 Nghị định 60/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh tại chợ
1. Quyền của thương nhân kinh doanh tại chợ:
a) Thương nhân có hợp đồng sử dụng hoặc hợp đồng thuê điểm kinh doanh tại chợ được quyền hoạt động kinh doanh theo hợp đồng đã ký;
b) Thương nhân được sang nhượng điểm kinh doanh hoặc cho thương nhân khác thuê lại điểm kinh doanh đang còn trong thời hạn hợp đồng khi được tổ chức quản lý chợ chấp thuận bằng văn bản;
c) Những người kinh doanh không thường xuyên được bố trí bán hàng trong chợ ở khu vực riêng và phải chấp hành Nội quy chợ.
2. Nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh tại chợ:
a) Thương nhân kinh doanh tại chợ phải thực hiện theo phương án bố trí, sắp xếp khu vực kinh doanh của tổ chức quản lý chợ;
b) Thương nhân kinh doanh tại chợ ngoài việc chấp hành các quy định của pháp luật, phải thực hiện Nội quy chợ và chịu sự quản lý của tổ chức quản lý chợ;
c) Hàng hóa, dịch vụ của thương nhân kinh doanh tại chợ không thuộc trường hợp pháp luật cấm kinh doanh và đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật đối với hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện;
d) Ngành nghề kinh doanh của thương nhân kinh doanh tại chợ không thuộc ngành, nghề pháp luật cấm đầu tư kinh doanh và đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
Theo đó, thương nhân kinh doanh tại chợ có hợp đồng sử dụng điểm kinh doanh tại chợ được quyền hoạt động kinh doanh theo hợp đồng đã ký.
Thương nhân kinh doanh tại chợ có hợp đồng sử dụng điểm kinh doanh tại chợ thì có được quyền hoạt động không? (Hình từ Internet)
Nội quy chợ có được niêm yết công khai và phổ biến đến cho thương nhân kinh doanh tại chợ không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 10 Nghị định 60/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Nội quy chợ
...
2. Nội quy chợ phải được niêm yết công khai, rõ ràng, ở nơi dễ nhìn, dễ quan sát trong chợ và phải được phổ biến đến thương nhân kinh doanh tại chợ.
3. Tổ chức, cá nhân tham gia các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ trong chợ và các tổ chức, cá nhân có liên quan phải chấp hành quy định của pháp luật và Nội quy chợ.
4. Các hành vi vi phạm Nội quy chợ do tổ chức quản lý chợ xử lý theo thẩm quyền.
5. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành Nội quy mẫu để thống nhất việc xây dựng nội quy chợ và áp dụng cho tất cả các chợ trên địa bàn.
Như vậy, nội quy chợ sẽ phải được niêm yết công khai, rõ ràng, ở nơi dễ nhìn, dễ quan sát trong chợ và phải được phổ biến đến thương nhân kinh doanh tại chợ.
Việc xác định chi phí bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng chợ được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 20 Nghị định 60/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng chợ
...
2. Việc xác định chi phí bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng chợ được thực hiện theo quy định của pháp luật về chi phí bảo trì công trình xây dựng.
3. Chi phí bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng chợ được tính vào chi phí kinh doanh chợ trong kỳ kế toán của đơn vị được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng chợ theo quy định của pháp luật kế toán và pháp luật có liên quan.
4. Trường hợp cho thuê quyền khai thác tài sản, chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản mà trong hợp đồng quy định trách nhiệm của bên thuê quyền khai thác tài sản, bên nhận chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản thực hiện bảo trì tài sản thì bên thuê quyền khai thác tài sản, bên nhận chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản có trách nhiệm thực hiện bảo trì theo quy định của pháp luật và hợp đồng đã ký bằng nguồn kinh phí của mình.
5. Đối với tài sản giao cho doanh nghiệp nhà nước quy định tại điểm b khoản 1 Điều 15 Nghị định này thì việc bảo trì tài sản thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng, pháp luật doanh nghiệp và pháp luật có liên quan.
6. Đối với tài sản giao cho đơn vị sự nghiệp công lập, Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan chuyên môn về tài sản kết cấu hạ tầng chợ quy định tại điểm a, điểm c khoản 1 và khoản 2 Điều 15 Nghị định này thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào điều kiện cụ thể để xem xét, quyết định bố trí kinh phí bảo trì tài sản từ nguồn thu từ khai thác và xử lý tài sản kết cấu hạ tầng chợ hoặc ngân sách nhà nước (trong trường hợp thu không đủ bù chi). Nguồn kinh phí bảo trì sử dụng ngân sách nhà nước được thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Như vậy, việc xác định chi phí bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng chợ được thực hiện theo quy định của pháp luật về chi phí bảo trì công trình xây dựng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 8 tháng 12 âm lịch là ngày gì? Ngày 8 tháng 12 âm lịch có phải là ngày lễ nghỉ nguyên lương của người lao động không?
- Căn cứ xác lập đại diện giữa vợ và chồng là gì? Đại diện giữa vợ và chồng trong quan hệ kinh doanh được xác định thế nào?
- Mẫu Giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1 trên mạng mới nhất theo Nghị định 147 như thế nào?
- Tải mẫu quyết định tạm giam áp dụng tại phiên tòa sơ thẩm hoặc khi kết thúc phiên tòa sơ thẩm đối với bị cáo đang bị tạm giam?
- Địa điểm nộp hồ sơ khai thuế tài nguyên đối với khai thác khoáng sản? Thuế tài nguyên có khai quyết toán thuế hằng năm không?