Thương nhân kê khai gian lận khi đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa có bị áp dụng chế độ luồng đỏ trong hệ thống quản lý rủi ro hay không?
- Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu thuộc diện Việt Nam thông báo đang ở trong thời điểm áp dụng thuế chống bán phá giá có bắt buộc nộp cho cơ quan hải quan hay không?
- Thương nhân kê khai gian lận khi đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa có bị áp dụng chế độ luồng đỏ trong hệ thống quản lý rủi ro của thương nhân hay không?
- Thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa lưu trữ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong thời hạn bao lâu?
Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu thuộc diện Việt Nam thông báo đang ở trong thời điểm áp dụng thuế chống bán phá giá có bắt buộc nộp cho cơ quan hải quan hay không?
Căn cứ theo Điều 26 Nghị định 31/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu
1. Trong những trường hợp sau, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa đối với hàng hóa nhập khẩu phải nộp cho cơ quan hải quan:
a) Hàng hóa có xuất xứ từ nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ được Việt Nam cho hưởng các ưu đãi về thuế quan và phi thuế quan theo quy định của pháp luật Việt Nam và theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập, nếu người nhập khẩu muốn được hưởng các chế độ ưu đãi đó;
b) Hàng hóa thuộc diện do Việt Nam hoặc các tổ chức quốc tế thông báo đang ở trong thời điểm có nguy cơ gây hại đến an toàn xã hội, sức khoẻ của cộng đồng hoặc vệ sinh môi trường cần được kiểm soát;
c) Hàng hóa thuộc diện Việt Nam thông báo đang ở trong thời điểm áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ giá, các biện pháp tự vệ, biện pháp hạn ngạch thuế quan, biện pháp hạn chế số lượng;
d) Hàng hóa thuộc diện phải tuân thủ theo các chế độ quản lý nhập khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc theo Điều ước quốc tế hai bên hoặc nhiều bên mà Việt Nam và nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ cùng là thành viên.
2. Trường hợp phải nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định tại điểm b, điểm c và điểm d Khoản 1 Điều này, các bộ quản lý chuyên ngành, Bộ Tài chính theo chức năng, nhiệm vụ được giao, trao đổi, thống nhất với Bộ Công Thương trước khi công bố.
Như vậy, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa đối với hàng hóa nhập khẩu phải nộp cho cơ quan hải quan khi hàng hóa thuộc diện Việt Nam thông báo đang ở trong thời điểm áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ giá, các biện pháp tự vệ, biện pháp hạn ngạch thuế quan, biện pháp hạn chế số lượng.
Thương nhân kê khai gian lận khi đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa có bị áp dụng chế độ luồng đỏ trong hệ thống quản lý rủi ro của thương nhân hay không?
Căn cứ theo Điều 29 Nghị định 31/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Biện pháp chống gian lận xuất xứ
1. Cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa áp dụng các biện pháp chống gian lận xuất xứ đối với các trường hợp sau:
...
b) Tạm dừng cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày phát hiện việc thương nhân sử dụng chứng từ giả hoặc kê khai gian lận khi đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa;
...
2. Ngoài các biện pháp chống gian lận xuất xứ nêu tại điểm b và điểm c Khoản 1 Điều này, cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa áp dụng chế độ luồng đỏ trong hệ thống quản lý rủi ro đối với thương nhân và công bố trên cổng thông tin điện tử của Bộ Công Thương tại địa chỉ www.moit.gov.vn.
...
Như vậy, trường hợp thương nhân kê khai gian lận khi đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa thì bị áp dụng biện pháp chống gian lận xuất xứ bằng việc tạm dừng cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày phát hiện hành vi này.
Ngoài áp dụng biện pháp chống gian lận xuất xứ nêu trên, thương nhân kê khai gian lận khi đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa còn có thể bị cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa áp dụng chế độ luồng đỏ trong hệ thống quản lý rủi ro đối với thương nhân và công bố trên cổng thông tin điện tử của Bộ Công Thương tại địa chỉ www.moit.gov.vn.
Thương nhân kê khai gian lận khi đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa có bị áp dụng chế độ luồng đỏ trong hệ thống quản lý rủi ro của thương nhân hay không? (Hình từ Internet)
Thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa lưu trữ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong thời hạn bao lâu?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 30 Nghị định 31/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Lưu trữ hồ sơ
1. Cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa lưu trữ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và các chứng từ liên quan tới việc cấp đó dưới dạng văn bản hoặc dạng điện tử trong thời hạn tối thiểu 5 năm kể từ ngày cấp.
2. Cơ quan hải quan lưu trữ hồ sơ liên quan đến xác định xuất xứ hàng hóa nhập khẩu dưới dạng văn bản hoặc dạng điện tử trong thời hạn tối thiểu 5 năm kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan.
3. Thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa lưu trữ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và các chứng từ liên quan đến việc đề nghị cấp đó dưới dạng văn bản trong thời hạn tối thiểu 5 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
...
Như vậy, thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa lưu trữ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và các chứng từ liên quan đến việc đề nghị cấp đó dưới dạng văn bản trong thời hạn tối thiểu 5 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sản phẩm phái sinh là gì? Kinh doanh ngoại hối và sản phẩm phái sinh của ngân hàng thương mại như thế nào?
- Tháng 12 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Xem lịch âm tháng 12/2024 chi tiết, đầy đủ nhất?
- Thiệp chúc mừng năm mới khách hàng đối tác 2025 Ất Tỵ? Thiệp chúc mừng năm mới 2025 khách hàng, đối tác?
- Năm 2025, xe khách không thực hiện đúng về giá cước, giá dịch vụ niêm yết bị phạt bao nhiêu tiền?
- 'Tam giác vàng' là gì? Buôn bán thuốc phiện tại Việt Nam thì hình phạt nặng nhất là gì? Nhẹ nhất là gì?