Thuộc đối tượng tự công bố sản phẩm mà không có bản tự công bố sản phẩm sẽ bị xử phạt như thế nào theo quy định mới nhất hiện nay?
Trường hợp nào phải đăng ký bản công bố sản phẩm, trường hợp nào thì tự công bố sản phẩm?
Căn cứ theo Điều 6 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định về việc đăng ký bản công bố sản phẩm như sau:
"Điều 6. Đăng ký bản công bố sản phẩm
Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải đăng ký bản công bố sản phẩm đối với các sản phẩm sau đây:
1. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt.
2. Sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi.
3. Phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không thuộc trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm hoặc không đúng đối tượng sử dụng do Bộ Y tế quy định."
Đồng thời, theo quy định tại Điều 4 Nghị định 15/2018/NĐ-CP cụ thể như sau:
"Điều 4. Tự công bố sản phẩm
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm thực hiện tự công bố thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ chứa đựng thực phẩm, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm (sau đây gọi chung là sản phẩm) trừ các sản phẩm quy định tại khoản 2 Điều này và Điều 6 Nghị định này.
2. Sản phẩm, nguyên liệu sản xuất, nhập khẩu chỉ dùng để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu hoặc phục vụ cho việc sản xuất nội bộ của tổ chức, cá nhân không tiêu thụ tại thị trường trong nước được miễn thực hiện thủ tục tự công bố sản phẩm."
Như vậy, tùy vào từng loại sản phẩm mà sẽ thực hiện đăng ký công bố sản phẩm, tự công bố sản phẩm hoặc có thể được miễn thực hiện thủ tục tự công bố sản phẩm theo như quy định nêu trên.
Tải Bản tự công bố sản phẩm mới nhất hiện nay tại đây
Thuộc đối tượng tự công bố sản phẩm nhưng không có bản tự công bố sản phẩm sẽ bị xử phạt như thế nào?
Việc công bố sản phẩm được thực hiện theo trình tự, thủ tục như thế nào?
Tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 15/2018/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 3 Nghị định 155/2018/NĐ-CP) và khoản 2 Điều 1 Nghị định 155/2018/NĐ-CP quy định về trình tự công bố sản phẩm cụ thể như sau:
"a) Tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc trang thông tin điện tử của mình hoặc niêm yết công khai tại trụ sở của tổ chức, cá nhân và công bố trên Hệ thống thông tin dữ liệu cập nhật về an toàn thực phẩm (Trong trường hợp chưa có Hệ thống thông tin dữ liệu cập nhật về an toàn thực phẩm thì tổ chức, cá nhân nộp 01 bản qua đường bưu điện hoặc trực tiếp đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ định để lưu trữ hồ sơ và đăng tải tên tổ chức, cá nhân và tên các sản phẩm tự công bố trên trang thông tin điện tử của cơ quan tiếp nhận, trường hợp tổ chức, cá nhân có từ 02 cơ sở sản xuất trở lên cùng sản xuất một sản phẩm thì tổ chức, cá nhân chỉ nộp hồ sơ tại một cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương có cơ sở sản xuất do tổ chức, cá nhân lựa chọn. Khi đã lựa chọn cơ quan quản lý nhà nước để nộp hồ sơ thì các lần tự công bố tiếp theo phải nộp hồ sơ tại cơ quan đã lựa chọn trước đó).
b) Ngay sau khi tự công bố sản phẩm, tổ chức, cá nhân được quyền sản xuất, kinh doanh sản phẩm và chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn của sản phẩm đó;"
Thuộc đối tượng tự công bố sản phẩm mà không có bản tự công bố sản phẩm sẽ bị xử phạt như thế nào theo quy định mới nhất hiện nay?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 20 Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định về việc xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về tự công bố sản phẩm như sau:
"4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sản xuất hoặc nhập khẩu sản phẩm thuộc diện tự công bố sản phẩm mà không có bản tự công bố sản phẩm theo quy định của pháp luật;
b) Tự công bố sản phẩm đối với sản phẩm thuộc diện phải đăng ký bản công bố sản phẩm theo quy định của pháp luật."
Lưu ý: Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 115/2018/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm b khoản 2 Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP) thì mức phạt trên đây là mức phạt được áp dụng đối với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, theo quy định nêu trên nếu tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc nhập khẩu sản phẩm thuộc diện tự công bố sản phẩm mà không có bản tự công bố sản phẩm theo quy định của pháp luật thì có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 40 - 50 triệu đồng (mức phạt đối với cá nhân), đối với tổ chức mức phạt tiền sẽ từ 80 - 100 triệu đồng. Ngoài ra, theo khoản 6 Điều 20 Nghị định 115/2018/NĐ-CP, trường hợp vi phạm này còn phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc phải thu hồi thực phẩm và phải thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế hoặc buộc tiêu hủy thực phẩm thuộc diện tự công bố sản phẩm mà không có bản tự công bố sản phẩm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giấy phép hoạt động xây dựng của nhà thầu nước ngoài hết hiệu lực trong trường hợp nào theo Nghị định 175?
- Để được cấp chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng hạng 1 phải đáp ứng điều kiện gì về kinh nghiệm nghề nghiệp?
- Mẫu sổ quỹ tiền mặt áp dụng đối với hàng hóa xuất nhập khẩu là mẫu nào? Hướng dẫn cách điền mẫu?
- Mẫu dấu phê duyệt thiết kế xây dựng theo Nghị định 175 thay thế Nghị định 15? Hồ sơ trình thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở?
- Mẫu quyết định dành cho Chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên quyết định các vấn đề trong công ty mới nhất?