Thuế suất thuế giá trị gia tăng quy định là bao nhiêu khi bán hàng nông sản chưa qua chế biến cho hộ kinh doanh, cá nhân?
Tính thuế giá trị gia tăng căn cứ vào đâu và thời điểm xác định thuế đối với bán hàng hóa là khi nào?
Theo quy định tại Điều 6 Thông tư 219/2013/TT-BTC thì căn cứ tính thuế giá trị gia tăng là giá tính thuế và thuế suất.
Bên cạnh đó tại Điều 8 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định thời điểm xác định thuế đối với bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
Thuế suất thuế giá trị gia tăng quy định là bao nhiêu khi bán hàng nông sản chưa qua chế biến cho hộ kinh doanh, cá nhân? (Hình từ Internet)
Thuế suất thuế giá trị gia tăng quy định là bao nhiêu khi bán hàng nông sản chưa qua chế biến cho hộ kinh doanh, cá nhân?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 10 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định:
Thuế suất 5%
...
5. Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, hải sản chưa qua chế biến hoặc chỉ qua sơ chế, bảo quản (hình thức sơ chế, bảo quản theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 4 Thông tư này) ở khâu kinh doanh thương mại, trừ các trường hợp hướng dẫn tại khoản 5 Điều 5 Thông tư này.
Sản phẩm trồng trọt chưa qua chế biến hướng dẫn tại khoản này bao gồm cả thóc, gạo, ngô, khoai, sắn, lúa mỳ.
...
Chiếu theo đó tại khoản 5 Điều 5 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định:
Các trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT
...
5. Doanh nghiệp, hợp tác xã nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ bán sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, hải sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường cho doanh nghiệp, hợp tác xã ở khâu kinh doanh thương mại không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT. Trên hóa đơn GTGT, ghi dòng giá bán là giá không có thuế GTGT, dòng thuế suất và thuế GTGT không ghi, gạch bỏ.
Trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ bán sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường cho các đối tượng khác như hộ, cá nhân kinh doanh và các tổ chức, cá nhân khác thì phải kê khai, tính nộp thuế GTGT theo mức thuế suất 5% hướng dẫn tại khoản 5 Điều 10 Thông tư này.
Hộ, cá nhân kinh doanh, doanh nghiệp, hợp tác xã và tổ chức kinh tế khác nộp thuế GTGT theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT khi bán sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường ở khâu kinh doanh thương mại thì kê khai, tính nộp thuế GTGT theo tỷ lệ 1% trên doanh thu.
...
Theo đó, nếu sản phẩm nông sản chưa qua chế biến nhưng không thuộc các trường hợp tại khoản 5 Điều 5 nêu trên thì sẽ chịu thuế giá trị gia tăng 5%.
Nộp thuế giá trị gia tăng tại đâu?
Để xác định nơi nộp thuế giá trị gia tăng, chị tham khảo quy định tại Điều 20 thông tư 219/2013/TT-BTC có quy định như sau:
Nơi nộp thuế
1. Người nộp thuế kê khai, nộp thuế GTGT tại địa phương nơi sản xuất, kinh doanh.
2. Người nộp thuế kê khai, nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác với tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở chính thì phải nộp thuế GTGT tại địa phương nơi có cơ sở sản xuất và địa phương nơi đóng trụ sở chính.
3. Trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã áp dụng phương pháp trực tiếp có cơ sở sản xuất ở tỉnh, thành phố khác nơi đóng trụ sở chính hoặc có hoạt động bán hàng vãng lai ngoại tỉnh thì doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện kê khai, nộp thuế GTGT theo tỷ lệ % trên doanh thu đối với doanh thu phát sinh ở ngoại tỉnh tại địa phương nơi có cơ sở sản xuất, nơi bán hàng vãng lai. Doanh nghiệp, hợp tác xã không phải nộp thuế GTGT theo tỷ lệ % trên doanh thu tại trụ sở chính đối với doanh thu phát sinh ở ngoại tỉnh đã kê khai, nộp thuế.
4. Trường hợp cơ sở kinh doanh dịch vụ viễn thông có kinh doanh dịch vụ viễn thông cước trả sau tại địa phương cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác với tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở chính và thành lập chi nhánh hạch toán phụ thuộc nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ cùng tham gia kinh doanh dịch vụ viễn thông cước trả sau tại địa phương đó thì cơ sở kinh doanh dịch vụ viễn thông thực hiện khai, nộp thuế GTGT đối với dịch vụ viễn thông cước trả sau như sau:
- Khai thuế GTGT đối với doanh thu dịch vụ viễn thông cước trả sau của toàn cơ sở kinh doanh với cơ quan thuế quản lý trực tiếp trụ sở chính.
- Nộp thuế GTGT tại địa phương nơi đóng trụ sở chính và tại địa phương nơi có chi nhánh hạch toán phụ thuộc.
Số thuế GTGT phải nộp tại địa phương nơi có chi nhánh hạch toán phụ thuộc được xác định theo tỷ lệ 2% (đối với dịch vụ viễn thông cước trả sau chịu thuế GTGT với thuế suất 10%) trên doanh thu (chưa có thuế GTGT) dịch vụ viễn thông cước trả sau tại địa phương nơi có chi nhánh hạch toán phụ thuộc.
5. Việc khai thuế, nộp thuế GTGT được thực hiện theo quy định tại Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Quản lý thuế.
Như vậy về nơi nộp thuế giá trị gia tăng thì người nộp thuế kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng tại địa phương nơi sản xuất, kinh doanh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dừng phương tiện tham gia giao thông đường bộ để kiểm soát từ ngày 1/1/2025 thực hiện như thế nào?
- Dịch vụ Online Banking là gì? Đơn vị cung cấp dịch vụ Online Banking có trách nhiệm gì trong bảo mật thông tin khách hàng theo Thông tư 50/2024?
- Mẫu đơn đề nghị hợp nhất hội mới nhất? Hướng dẫn lập mẫu đơn đề nghị hợp nhất hội như thế nào?
- Khu vực phòng thủ Thủ đô Hà Nội là gì? 08 Nhiệm vụ của khu vực phòng thủ Thủ đô Hà Nội là nhiệm vụ nào?
- Mua căn hộ chung cư mini có được cấp sổ hồng không theo quy định mới? Điều kiện để căn hộ chung cư mini được cấp sổ hồng là gì?